hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Phong trào phát triển giao thông nông thôn: Nhiều điển hình tiêu biểu (11/03/2014)
Bằng nhiều cách làm hay, đặc biệt là phát huy tích cực vai trò làm chủ của nhân dân, một số địa phương đã thực hiện hiệu quả phong trào phát triển giao thông nông thôn (GTNT), góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.

 Không ngại khó

Tổ đoàn kết số 8 - thị trấn Hà Lam (Thăng Bình) còn đoạn đường dài 293m chưa được kiên cố hóa. Trên đoạn đường này, có 5 hộ là công nhân viên chức (CNVC), còn lại là gia đình lao động phổ thông với 4 hộ nghèo, neo đơn, mẹ góa con côi, 4 hộ cận nghèo, 2 hộ già yếu, 1 hộ bệnh tật. Cô Nguyễn Thị Kim Hoa (giáo viên trường THCS Trần Quý Cáp, xã Bình Quý) cho biết, khi lãnh đạo thị trấn thông báo Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí làm đường bê tông, người dân rất phấn khởi. Ban cán sự tổ 8 lập tức họp dân bàn bạc, tín nhiệm bầu cô Hoa làm Trưởng ban quản lý, giám sát công trình. Tuy nhiên, vì thiếu nhân lực nên tổ 8 gặp rất nhiều khó khăn.
Bê tông hóa giao thông nông thôn có sự hậu thuẫn rất lớn của người dân. Ảnh: C.T
Bê tông hóa giao thông nông thôn có sự hậu thuẫn rất lớn của người dân. Ảnh: C.T
“Chúng tôi quyết tâm phải làm bằng được con đường này. Không phải cho riêng 19 hộ dân cư trú trên đoạn đường mà rất nhiều người khác cần lưu thông và cho cả bộ mặt thị trấn chỉ sót lại một điểm chưa được kiên cố hóa” - cô Hoa bày tỏ. Ban cán sự tổ 8 tổ chức vận động từng nhà góp kinh phí. Đầu tiên, các hộ CNVC xung phong nộp 10 triệu đồng; gia đình già yếu neo đơn, nghèo khó thì tùy điều kiện góp được 5 triệu đồng. Còn thiếu 15 triệu đồng, tổ quyết định đi vay giúp các hộ có sức lao động nhưng không có tiền nộp để sau này họ bỏ công làm bù. Giải quyết thêm khâu mặt bằng, chỉ trong vòng 8 ngày triển khai, đoạn đường bê tông hóa hoàn thành, tiết kiệm 15 triệu đồng tiền thuê thợ. Công trình được nhân dân giám sát chặt chẽ nên làm đảm bảo chất lượng, đúng kích thước theo quy định, nền móng vững chắc. Theo cô Hoa, kết quả trên là do Ban cán sự tổ phát huy tốt tinh thần làm chủ của nhân dân, động viên bà con thể hiện tình làng nghĩa xóm; đồng thời vận dụng tối đa những điều kiện thực tế nhằm tiết kiệm chi phí, thu chi minh bạch và công khai nên đồng thuận cao. Bên cạnh sự giúp đỡ của các cấp, các ban ngành liên quan, tổ đã thành công trong việc xã hội hóa nguồn lực để thi công hoàn thành con đường.
 
Gắn với thi đua
 
Từ năm 2009 đến nay, xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã thực hiện bê tông hóa gần 11km đường. “Nhận được kế hoạch huyện giao, chúng tôi tập trung triển khai công tác chuẩn bị, giao trách nhiệm cho Ban quản lý xây dựng đường GTNT xã hướng dẫn nhân dân, các thôn, tổ nắm rõ quy chế tài chính và quản lý xây dựng các công trình kiên cố hóa GTNT mà UBND tỉnh quy định. Tiến hành chọn tuyến đường rồi lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trình huyện thẩm định và phê duyệt. Đồng thời tuyên truyền trên đài truyền thanh xã về chủ trương, chính sách của Nhà nước để mọi người dân hiểu rõ và thực hiện chương trình này” - ông Đặng Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Đại Hồng nói.
 
“Năm 2013, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiếp tục vào cuộc triển khai đề án Phát triển GTNT giai đoạn 2010 - 2015 theo tinh thần Nghị quyết số 143/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành. Chỉ một năm, trên địa bàn tỉnh làm xong gần 300km đường GTNT không phải là điều đơn giản, nó thể hệ sự cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị. Năm nay, tỉnh tiếp tục giữ vững chỉ tiêu bê tông hóa bình quân hàng năm từ 200 đến 250km; đến năm 2015 hoàn thành mục tiêu đề án đặt ra. Để thành công, ngành chức năng và các địa phương phải tiếp tục năng động nghiên cứu và áp dụng chính sách, linh hoạt cách vận động và đa dạng cách làm. Chúng tôi tin tưởng chương trình sẽ về đích đúng thời gian vì có hậu thuẫn rất lớn của quần chúng nhân dân”.
(Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu)
Sau khi có quyết định phê duyệt phân bổ chỉ tiêu, UBND xã tổ chức họp dân góp ý bầu Ban quản lý công trình, Ban giám sát nhân dân, Ban vận động ở thôn, tổ trên tinh thần dân chủ, dưới sự thống nhất bàn bạc của nhân dân về kế hoạch, mức đóng góp tiền, công, hiến đất, hiến cây cối, vật kiến trúc, tham gia giải phóng mặt bằng để làm đường GTNT. Cùng với nhân dân, lãnh đạo xã xuống từng địa bàn thôn, xắn tay vào thi công.
 
Hiểu được đây là chương trình thiết thực mang lại hiệu quả, nhân dân Đại Hồng tự nguyện tham gia, giám sát, đóng góp công sức, vật chất cùng xây dựng đường GTNT theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đại Hồng còn năng động, sáng tạo khi gắn chương trình với các phong trào thi đua cụ thể. Vì lẽ đó, mọi người dân đều nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện bê tông hóa GTNT. Khí thế thi đua thi công giữa từng nhóm, tổ trên cùng một đoạn đường diễn ra sôi nổi, hào hứng và đầy tinh thần trách nhiệm. Cũng theo ông Kỳ, trước khi triển khai xây dựng, xã tổ chức cho cán bộ thôn, tổ ở thôn này tham quan các tuyến đường đã xây dựng ở các thôn, tổ khác nhằm trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm để về thực hiện được tốt hơn.
 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  3,044 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com