hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Khởi sắc một vùng quê (03/08/2015)
Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Phước chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, khai thác lợi thế kinh tế vườn, tạo nên sự khởi sắc của một vùng quế…
Cây keo nguyên liệu mỗi năm tạo nguồn thu cho nông dân Tiên Phước trên 100 tỷ đồng.Ảnh: PHẠM HOÀNG
Cây keo nguyên liệu mỗi năm tạo nguồn thu cho nông dân Tiên Phước trên 100 tỷ đồng.Ảnh: PHẠM HOÀNG

Phát triển các ngành nghề

Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND của HĐND huyện Tiên Phước về cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) và đề án hỗ trợ phục hồi, phát triển cây tiêu, được UBND tỉnh đồng ý hỗ trợ mỗi năm 1 tỷ đồng đã trở thành động lực mạnh mẽ khuyến khích nông dân đầu tư phát triển sản xuất. Anh Phạn Văn Khôi ở tại thôn 4 xã Tiên Thọ chia sẻ: “Là người gắn bó với cây tiêu từ nhiều năm nay, khi có chủ trương khuyến khích của huyện tôi rất phấn khởi và đăng ký làm ngay. Từ nguồn hỗ trợ của huyện, gia đình tôi đã có điều kiện xây dựng bể chứa nước, hệ thống máy bơm đảm bảo nguồn nước tưới ổn định cho vườn tiêu”. Hiện nay với gần 100 choái đã cho thu hoạch, mỗi năm anh Khôi thu về trên 1 tạ tiêu khô. Hơn 100 choái trồng trong mấy năm gần đây cũng đã bắt đầu cho quả bói. Cây tiêu đã giúp gia đình anh có nguồn thu đáng kể để cho các con ăn học và mua sắm phương tiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Nhờ có Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND mà người dân Tiên Thọ có điều kiện phát triển diện tích cây tiêu nhiều nhất huyện. Họ bảo đó là “nghị quyết làm vườn” hợp với lòng dân.

Bên cạnh cây tiêu, được sự khuyến khích hỗ trợ của huyện, người dân trong huyện còn đầu tư phát triển nhiều loại cây trồng khác như lòn bon, thanh trà, măng cụt... Hiện toàn huyện có gần 2.400ha vườn được cải tạo đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, có 140 mô hình kinh tế gia trại, 3 trang trại đạt tiêu chí, giá trị thu được từ KTV, KTTT tăng từ 28 tỷ đồng năm 2010 lên 65 tỷ đồng năm 2014. Chăn nuôi tiếp tục được đầu tư theo hướng cải tạo chất lượng con giống, thâm canh, nâng cao chất lượng. Giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi chiếm hơn 30% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Chương trình trồng rừng kinh tế  cũng phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Mỗi năm huyện trồng mới 1.930 ha rừng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng bình quân hàng năm trên 200.000 tấn với nguồn thu khoảng 115 tỷ đồng đưa giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng từ 330 tỷ đồng (năm 2010) lên gần 460 tỷ đồng (năm 2014). Toàn huyện có trên 600 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hơn 2.000 hộ kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động. Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 43,82% (năm 2010) xuống 30,54% (năm 2014). Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng tương ứng từ 24% lên 44%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40,57% (năm 2010) xuống 13,02% (năm 2014).

Diện mạo nông thôn mới

Cùng với chăm lo phát triển kinh tế, huyện còn chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển theo hướng đồng bộ. Hầu hết tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn đã được bê tông hóa, nhựa hóa đến trung tâm xã thôn, kết nối thông suốt tạo điều kiện đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư xây dựng, sửa chữa, kiên cố hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Nhiều công trình trọng điểm có ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã và đang được triển khai xây dựng như sân vận động, kè chống sạt lở sông Tiên, cải tạo cầu ngầm Sông Tiên, nâng cấp các tuyến nội thị, đường tránh lũ, đường tránh và cầu Nam Quảng Nam, Trung tâm văn hóa huyện... Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2014 là 535,5 tỷ đồng, tăng 300 tỷ đồng so với giai đoạn 2005 - 2009. Ông Hường Văn Minh - Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Chúng tôi đang triển khai dự án xây dựng khu phố mới Phước An thuộc thị trấn Tiên Kỳ quy mô 7ha, nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước chỉnh trang mở rộng thị trấn trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, vùng động lực phát triển của huyện trong những năm đến”.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) bước đầu tạo được chuyển biến tích cực. Chủ trương nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ được thực hiện có hiệu quả. Theo ông Huỳnh Văn Trung - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tiên Phong, để góp phần đưa địa phương về đích NTM vào cuối năm nay theo đúng lộ trình, thời gian qua mặt trận và các tổ chức thành viên đã tích cực tuyên truyền vận động để nhân dân hiểu và góp sức xây dựng NTM. Qua đó, nhân dân đã hiến đất, tự nguyện chặt cây cối, hoa màu… với tổng trị giá trên 2,5 tỷ đồng. Mới đây, Mặt trận xã đã phát động mỗi tổ chức thành viên nhận 1 tuyến đường tự quản và ra quân phát quang, dọn vệ sinh sạch đẹp. Đến nay, 3 xã điểm xây dựng NTM là Tiên Phong, Tiên Sơn và Tiên Cảnh đã đạt 13 - 15 tiêu chí NTM, các xã còn lại đạt  4 - 7 tiêu chí. Ông Phạm Văn Đốc - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tiên Phước cho hay: “Để đạt mục tiêu 3 xã điểm hoàn thành 19 tiêu chí NTM vào cuối năm nay và 7/14 xã hoàn thành vào năm 2020 theo kế hoạch chúng tôi tập trung chỉ đạo quyết liệt theo hướng rà soát, đánh giá lại từng tiêu chí một. Trên cơ sở đó phân kỳ thực hiện, phân công thành viên ban chỉ đạo bám sát cơ sở, hỗ trợ các xã thực hiện đạt kết quả. Bên cạnh đó, chú trọng công tác tuyên tuyền sâu rộng trong nhân dân, đồng thời đưa yếu tố công khai minh bạch lên hàng đầu để nhân dân hiểu rõ mục tiêu của chương trình tích cực tham gia xây dựng NTM”.

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,796 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com