Tuy nhiên, từ năm 2016-2018, sản lượng mật và giá mật xuất khẩu liên tục giảm khiến gia đình ông phải giảm số lượng đàn ong xuống. Năm 2018, giá mật bán cho xuất khẩu vẫn không cải thiện, giá bán không đủ cho việc đầu tư và chi phí nên gia đình tiếp tục phải giảm số đàn để cầm cự.
Chuyện của ông Thơ trở thành "tỷ phú nuôi ong" rồi lại lao đao bởi chính nghề này đã phản ánh phần nào thực trạng buồn của nghề nuôi ong mật tại Việt Nam hiện nay.
Tại hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng và thúc đẩy xuất khẩu mật ong Việt Nam" do Viện Chăn nuôi phối hợp với Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và Hội Nuôi ong Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 17/8/2018 vừa qua, đại diện Hội Nuôi ong Việt Nam cho biết năm 2017, sản lượng mật ong là 46.750 tấn, trong đó tổng lượng xuất khẩu 83%.
Tập huấn sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả cho nông dân và người nuôi ong tại Hưng Yên
Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu mật ong thô, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thị trường nhập khẩu chính là Mỹ (chiếm hơn 90%) nên cần có các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng mật ong, tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu và các thị trường khác.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan về thị trường và biến đổi khí hậu thì trình độ SX cũng như tác động của con người vào môi trường tự nhiên của đàn ong cũng làm ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đàn ong. Trong đó việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không đúng cách phần nào làm gây hại cho đàn ong và ảnh hưởng tới chất lượng mật ong.
Về vấn đề này, Thạc sỹ Nguyễn Mạnh Cường - Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã chia sẻ về thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên một số cây nguồn mật phấn nuôi ong qua khảo sát tại 12 tỉnh đại diện cho 3 vùng miền của cả nước.
Kết quả khảo sát cho thấy tình trạng sử dụng thuốc BVTV không đúng đối tượng cây trồng tương đối phổ biến. Bên cạnh đó, cũng có tình trạng sử dụng thuốc BVTV với nồng độ và liều lượng không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc sử dụng thuốc không đúng thời điểm. Việc sử dụng thuốc BVTV không đúng cách gây ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng mật ong của Việt Nam.
Thạc sỹ Cường cho rằng cần phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo tập huấn cho người dân về sử dụng thuốc BVTV đặc biệt là sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả đối với môi trường và người tiêu dùng. Tại những vùng có kết hợp nuôi ong mật cần tăng cường đào tạo tập huấn nông dân về việc tuân thủ thời điểm phun tránh ảnh hưởng tới đàn ong.
Riêng với nghề nuôi ong, hiệp hội và người nuôi ong cần có sự liên lạc và kết nối một cách chặt chẽ với người nông dân, chính quyền địa phương trên tinh thần “người nông dân và người nuôi ong cùng hợp tác tồn tại và phát triển." Cả người nông dân và người nuôi ong đều cần nhận thức rõ rằng sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nói chung và nghề nuôi ong nói riêng phụ thuộc rất lớn vào đa dạng sinh thái.
Cùng nông dân và người nuôi ong thúc đẩy đa dạng sinh thái
Những năm qua, nhận thức rõ đa dạng sinh thái có vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, Syngenta đã thực hiện nhiều dự án giúp chọn tạo giống cây trồng, bảo vệ các loài thụ phấn đồng thời kết hợp với việc đào tạo tập huấn cho nông dân về việc sử dụng thuốc BVTV an toàn giảm thiểu tối đa các tác động bất lợi của thuốc đến các loài côn trùng thụ phấn
Syngenta Việt Nam đang thực hiện nhiều dự án tại Việt Nam giúp bảo vệ ong và các loài thụ phấn
Syngenta đã triển khai 229 dự án tại 37 quốc gia trên toàn cầu, với tổng diện tích thực hiện dự án là 5,6 triệu ha đất nhằm giảm xói mòn đất và tăng cường chất dinh dưỡng cho đất, giúp thụ phấn cho cây trồng, kiểm soát dịch hại và điều tiết chất lượng nước. Tập đoàn đã khởi xướng chương trình tăng cường hoạt động của các loài thụ phấn. Đây là chương trình được thực hiện tại 16 quốc gia với hơn 3.000 nông dân tham gia.
Thông qua chương trình, Syngenta đã trồng trên bờ ruộng các loài thực vật địa phương, tạo nên môi trường trú ẩn và nguồn thức ăn cho ong và các loài thụ phấn khác, góp phần thúc đẩy đa dạng sinh học.
Tại Việt Nam, Syngenta đã hợp tác với Viện Nghiên cứu ong để tăng cường tuyên truyền và cung cấp các tài liệu cho nông dân, giúp họ có kiến thức và kỹ thuật nuôi ong cũng như cách sử dụng các sản phẩm BVTV an toàn và hiệu quả, qua đó gặt hái được những lợi ích kinh tế to lớn do ong và các loài thụ phấn mang lại.
Mục tiêu chính của những hoạt động này là giúp nông dân và người nuôi ong hiểu được sự cần thiết phải phối hợp hài hòa trong hoạt động canh tác và nuôi ong nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các buổi tập huấn cũng thúc đẩy/động viên nông dân tham gia nên thiết lập/đặt các thùng ong ngay trong vườn của mình để tăng hiệu quả thụ phấn cho cây.
Ngoài ra, từ năm 2016, Syngenta hợp tác với Công ty Louis Dreyfus Việt Nam, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững IDH và Công ty JDE phát triển dự án hợp tác tổng hợp về nông học cho nông dân trồng cà phê (“Dự án cà phê sinh thái bền vững”). Dự án giúp cung cấp các kiến thức và tập huấn kỹ thuật nông lâm kết hợp, quản lý nước tưới, kỹ thuật bảo tồn đất, quản lý sử dụng hóa chất trong nông nghiệp…
Những kỹ thuật này giúp nông dân tăng năng suất, bảo tồn các nguồn lực tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, và xây dựng hệ sinh thái đa dạng để thúc đẩy đa dạng sinh học, tạo môi trường trú ẩn cho ong và các loại thiên địch.
"Các hoạt động của Syngenta là minh chứng cho cam kết bảo vệ đất nông nghiệp, thúc đẩy đa dạng sinh thái và hỗ trợ các cộng đồng nông thôn. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết của Syngenta luôn đồng hành với người nông dân và người nuôi ong, góp phần nâng cao chất lượng và thúc đẩy xuất khẩu mật ong, mang lại "mật ngọt" cho người nông dân," bà Lê Thị Khánh Hòa, Giám đốc Quản trị Bền vững, Công ty Syngenta Việt Nam khẳng định. |