hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Heo đen bản địa (13/02/2019)
Mô hình chăn nuôi heo đen (heo mọi) thương phẩm theo phương thức hàng hóa đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng đến chuỗi sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Những năm gần đây, tại nhiều địa phương của tỉnh, người dân đầu tư phát triển mạnh mô hình chăn nuôi heo đen thương phẩm. Ảnh: Văn Sự
Những năm gần đây, tại nhiều địa phương của tỉnh, người dân đầu tư phát triển mạnh mô hình chăn nuôi heo đen thương phẩm. Ảnh: Văn Sự

Ông Phan Như Phi (thôn Đàn Thượng, xã Tam Lãnh, Phú Ninh) hồ hởi khoe với chúng tôi: “Hơn 10 năm nay, gia đình tôi có nguồn thu nhập khá, cuộc sống không còn khó khăn như trước. Tất cả là nhờ nuôi heo đen”. Ông Phi cho biết, lúc đầu ông tìm mua 8 con heo đen bản địa có chất lượng tốt về thả nuôi khảo nghiệm. Thấy hiệu quả, những năm sau, ông mở rộng quy mô chuồng trại, tăng số lượng thả nuôi và hiện nay tổng đàn heo đen đã hơn 200 con, trong đó có 20 heo nái. “Năm 2018, tôi bán không dưới 70 con heo giống và hơn 120 con heo thịt, doanh thu 300 triệu đồng” - ông Phi chia sẻ.

Nhờ chất lượng ngon, thịt heo đen rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: S.T
Nhờ chất lượng ngon, thịt heo đen rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: S.T

Theo ông Lê Thương - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, heo đen là một trong những giống heo bản địa được nuôi từ lâu trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các huyện miền núi. Trước đây phần lớn người dân nuôi theo hình thức quảng canh, không đầu tư chăm sóc, thậm chí thả rông và mục đích chính là cung cấp nguồn thực phẩm tại chỗ cho gia đình. Những năm gần đây, trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt heo đen khá lớn trên thị trường cũng như yêu cầu bảo tồn và phát triển giống heo đen đặc sản bản địa này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cùng ngành nông nghiệp các địa phương tập trung hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Ông Thương nói: “Tính đến cuối năm 2018, tổng đàn heo đen bản địa trên toàn tỉnh khoảng 14.000 con, trong đó heo nái giống ước chừng 2.000 con. Hiện nay, Nam Giang, Bắc Trà My, Phước Sơn là 3 địa phương có số lượng thả nuôi nhiều nhất. Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy, bình quân hàng năm tổng sản lượng thịt hơi heo đen của Quảng Nam cung ứng ra thị trường hơn 600 tấn. Tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu của người tiêu dùng”.

Ông Phan Như Phi cho hay, ngoài 2 cơ sở của gia đình mình, mấy năm nay ông còn tư vấn kỹ thuật cho 34 hộ dân khác ở xã Tam Lãnh (huyện Phú Ninh) xây dựng mô hình nuôi heo đen hàng hóa và ông chịu trách nhiệm thu mua, tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Phi, hiện 34 mô hình vệ tinh của ông có hơn 1.000 con heo, trong năm 2018 xuất bán ra thị trường hơn 300 heo giống và 4 tấn thịt hơi thương phẩm. Ông Phi chia sẻ thêm: “Mỗi tuần tôi giết mổ 1 con heo đen lớn rồi rã thịt ra thành khổ và đóng gói lại bán. Nếu bán tại chỗ, 1kg thịt có giá 250 nghìn đồng, còn nếu “ship” hàng đến tận nhà cho khách thì tùy quãng đường vận chuyển mà tính thêm chi phí. Hiện nay, thịt heo đen thương phẩm rất được thị trường ưa chuộng. Thời gian tới, nếu được các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ, nhóm hộ của chúng tôi sẽ liên kết để hình thành chuỗi thịt heo đen sạch, đăng ký nhãn mác hàng hóa, thiết lập các điểm cung ứng và hướng đến sản phẩm OCOP”.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,261 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 17 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com