hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
"Cuộc cách mạng từ 1 cọng rơm" ở Long An, dân thu khá (10/04/2019)
Thời điểm này, trên khắp đồng quê ở tỉnh Long An nói riêng và miền Tây nói chung đang vào vụ thu hoạch rộ lúa đông xuân. Đây là thời điểm khởi động cho mùa rơm lớn nhất trong năm. Điều đáng quan tâm là việc mua - bán rơm diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và rầm rộ hơn cả mua - bán lúa.

Việc thu mua rơm diễn ra quanh năm, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác tạo nên nét đặc trưng vùng quê Nam Bộ và làm nhộn nhịp thêm mỗi mùa gặt.

Trên các tuyến đường tỉnh, Quốc lộ N2, Quốc lộ 62..., những chiếc xe tải chở đầy ắp rơm chạy hối hả từ sáng sớm đến chiều tối. Dưới đồng ruộng, không khí ngày mùa cũng sôi động hẳn lên khi xuất hiện nhiều máy cuốn rơm xen lẫn máy cắt lúa hoạt động liên tục. Nhu cầu tiêu thụ rơm rất lớn nên giá rơm từ 600.000-700.000 đồng/ha tăng lên 900.000 đồng/ha. Từ đó, nông dân rất phấn khởi vì có thêm thu nhập; đồng thời, giảm bớt được chi phí vệ sinh đồng ruộng.

"cuoc cach mang tu 1 cong rom" o long an, dan thu kha hinh anh 1

Nhiều hộ ở Long An có thu nhập ổn định từ nghề làm rơm.   ảnh: Lê Ngọc.

Ông Bùi Văn Phương (ngụ xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh) - chia sẻ: “Mấy năm trước, rơm không ai mua, nông dân phải tốn tiền, tốn sức đốt rơm. Nhưng vài năm trở lại đây, nhiều thương lái tìm đến mua rơm, cứ thế người dân bán hết rơm là có đủ tiền xới đất”.

Trước đây, rơm là loại phế phẩm bỏ đi sau mỗi mùa thu hoạch, thì nay nó được các thương lái gần xa đổ xô tìm mua. Không chỉ các hộ chăn nuôi trâu, bò cần rơm bổ sung cho thức ăn cho gia súc mà nông dân trồng trọt cũng cần rơm để che gốc thanh long, cà phê hoặc dùng để trồng nấm. Cứ thế, rơm theo chân thương lái đi khắp nơi, trong tỉnh, ngoài tỉnh, hết Đồng bằng sông Cửu Long đến miền Đông Nam Bộ...

Anh Phạm Minh Triều - thương lái ở huyện Vĩnh Hưng - cho biết: “Hiện nay, nhu cầu sử dụng rơm của người dân ngày càng nhiều. Do đó, tôi phải thuê thêm người làm “cò” thu mua rơm mới cạnh tranh nổi với nhiều thương lái khác”.

Trung bình 1ha đất sản xuất thu được 140-150 cuộn rơm. Rơm rất hút hàng nên vừa cuộn xong, thương lái chưa kịp bán đã có người tìm đến mua để giao lại cho nhà vườn với giá từ 17.000-20.000 đồng/cuộn. Đó là vụ đông xuân, còn vụ hè thu hoặc vụ 3, rơm khan hiếm nên giá được đẩy lên 20.000-22.000 đồng/cuộn.

Gắn bó với nghề làm rơm gần 10 năm, anh Nguyễn Huỳnh Nam (ngụ xã Mỹ Phú, huyện Thủ Thừa) tâm sự: “Làm rơm cực lắm, phải dầm mưa, dãi nắng, nhưng được cái có thu nhập cao. Hiện gia đình tôi có 3 máy cuốn rơm và giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động. Bình quân mỗi lao động có thu nhập từ 500.000-700.000 đồng/ngày, còn tôi có lợi nhuận 1-1,5 triệu đồng/máy/ngày”.

Thu mua rơm dần trở thành một ngành nghề thực thụ, không chỉ giúp thương lái dễ dàng “bỏ túi” vài chục triệu đồng mỗi tháng mà còn tạo ra việc làm thường xuyên cho người lao động.

Theo Dân Việt

Lượt xem:  766 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 102 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com