hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Làm sao diệt được loài sâu keo mùa thu nguy hiểm bậc nhất này? (06/05/2019)
Theo các chuyên gia, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một trong những giải pháp đối phó hiệu quả với loài sâu keo mùa thu có thể gây hại cho 80 loại cây trồng.

Theo tổ chức Crop Life, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) có thể được xác định là một giải pháp nhằm đối phó với loài sâu keo mùa thu. Chương trình này phải được xây dựng dựa trên tính hiệu quả và nhận biết về mức độ rủi ro của các biện pháp. 

Để áp dụng IPM thành công, bà con nông dân cần áp dụng các công cụ phòng trừ hiệu quả, trong đó, thuốc trừ sâu là một trong số ít những công cụ phòng trừ sâu keo mùa thu hiệu quả và đã được chứng minh. Có thể cân nhắc sử dụng thuốc phun qua lá và thuốc xử lý hạt giống. Bà con chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã đăng ký và được khuyến nghị để kiểm soát dịch sâu keo mùa thu; không sử dụng các loại thuốc BVTV độc hại được WHO xếp hạng trong danh sách độc hại 1A.

lam sao diet duoc loai sau keo mua thu nguy hiem bac nhat nay? hinh anh 1

Một diện tích ngô ở Thái Nguyên bị sâu gây hại.

Các công cụ quản lý sâu hại khác nên được sử dụng cùng với thuốc BVTV như một phần của chương trình IPM, bao gồm quy trình thực hành nông nghiệp, thuốc trừ sâu sinh học và sử dụng các loài thiên địch. 

lam sao diet duoc loai sau keo mua thu nguy hiem bac nhat nay? hinh anh 2

Một ruộng ngô bị sâu tàn phá ở Ba Vì (Hà Nội).

Sâu keo mùa thu là một loài sâu hại xâm lấn; hiện có rất ít các phương pháp kiểm soát hiệu quả được xác nhận đối với loài sâu này – do đó nông dân yêu cầu các công nghệ có tính xác thực và có khả năng áp dụng đại trà.

Nông dân và những người tư vấn cho họ (bao gồm các cán bộ khuyến nông và đại lý vật tư nông nghiệp) đều cần có những tư vấn rõ ràng và nhất quán. Đặc biệt, nông dân phải được tập huấn để hiểu sự nguy hiểm của dịch hại, biết cách nhận dạng, hiểu đặc điểm sinh học sinh thái và vòng đời của loại sâu hại cũng như thời điểm thuận lợi nhất để tiến hành biện pháp phòng trừ. Nông dân cũng cần được trang bị kiến thức về cách thức tiếp cận quản lý dịch hại, tính hiệu quả thực tế và phạm vi áp dụng của phương pháp này. Đồng thời họ cũng cần nắm được cách sử dụng thuốc BVTV để tối đa hoá khả năng phòng trừ sâu hại và giảm các nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người. 

lam sao diet duoc loai sau keo mua thu nguy hiem bac nhat nay? hinh anh 3

Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để đối phó với sâu keo mùa thu.

Nông dân phải được trao cơ hội tiếp cận với nhiều lựa chọn công nghệ khác nhau để quản lý dịch bệnh do sâu keo gây ra. Các quy định pháp lý dựa trên cơ sở khoa học là cần thiết để tiếp tục mở rộng cơ hội tiếp cận của nông dân tới các sản phẩm CNSH và thuốc BVTV hiện đại.

Việc quản lý sâu keo mùa thu cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm: nông dân, chính phủ, tổ dịch vụ, các tổ chức phi chính phủ và khối tư nhân. Sự hợp tác giữa các bên với trọng tâm tạo ra các đối thoại hướng tới giải pháp là rất cần thiết.

Ngành hạt giống đề xuất Chính phủ cân nhắc thực thi các biện pháp kiểm dịch thực vật khẩn cấp giải quyết nguy cơ xâm nhập và hình thành dịch sâu keo mùa thu tại nước sở tại; trong đó cần tính đến các lưu ý sau khi xem xét bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc nhập khẩu hạt giống gieo; đánh giá rủi ro liên quan tới dịch hại này tương đối đơn giản khi so sánh với các loại bệnh hại hoặc côn trùng gây hại khác.

Fall Armyworm (FAW) - Sâu keo mùa thu là loài sâu hại mới có nguồn gốc từ những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ, đã lây lan rất nhanh từ Nam Mỹ đến miền đông và trung Bắc Mỹ. Sâu keo mùa thu có thể gây hại trên 80 loại cây trồng, phổ biến như ngô, gạo, bông, mía, lúa mì và đậu nành, và đặc biệt tàn phá nặng nề các khu vực sản xuất ngô của Brazil, Châu Phi và gần đây là Ấn Độ.

Loài sâu hại này được phát hiện lần đầu tiên tại Nigeria, Châu Phi vào tháng 1 năm 2016 và đã nhanh chóng phát tán ra 44 quốc gia khắp khu vực hạ Sahara châu Phi. Năm 2018 đã ghi nhận xuất hiện của loài sâu nguy hiểm này ở nhiều quốc gia Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar và Bangladesh. Gần đây nhất năm 2019, lần đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của loài sâu hại này  tại vùng Puer và Dehong ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc.  

Theo Dân Việt

Lượt xem:  843 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 108 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com