hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hướng dẫn thực hành canh tác bắp lai (20/02/2020)
Phương thức sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) được áp dụng thời gian qua ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã mang lại kết quả tích cực. Các mô hình được triển khai thông qua sự hỗ trợ của Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư. Để tiếp tục thực hiện các mô hình CSA đạt năng suất cao, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ (đơn vị tư vấn dự án) đã xây dựng hướng dẫn thực hành CSA cho canh tác bắp lai tại Quảng Nam, như sau:
 

 

1. Giống:

- Sử dụng các giống bắp (ngô) lai ngắn ngày (dưới 95 ngày), bộ lá đứng và gọn, chịu hạn tốt (như giống ngô lai CP333...).

2. Thời vụ gieo trồng:

- Tuân thủ lịch thời vụ gieo do ngành nông nghiệp tỉnh ban hành để các loại cây trồng trong mô hình ra hoa và thụ phấn thụ tinh trong điều kiện thời tiết thuận lợi cũng như giảm áp lực sâu, bệnh tập trung gây hại.

3. Làm đất:

Sau khi thu hoạch lúa vụ đông xuân, nếu có điều kiện nên cày ải phơi đất từ 15 - 20 ngày, gần đến thời vụ trồng xả nước vào láng mặt ruộng, sau đó tiếp tục phơi đất cho đến khi có độ ẩm đất thích hợp tiến hành vãi vôi, phay lại đất và bón phân lót, lên luống gieo hạt. Nếu không cày ải nên phơi ruộng đến khi gốc rạ khô kiệt, trước gieo hạt từ 5 - 7 ngày xả nước lán mặt ruộng rồi rút nước phơi tiếp đến khi độ ẩm đất phù hợp tiến hành vãi vôi và phay kỹ đất rồi lên luống gieo hạt ngay.

Lưu ý:

+ Sử dụng máy làm đất có công suất lớn, cày độ sâu từ 15 - 20cm để tạo thêm độ dày của tầng đất canh tác, giúp cho bộ rễ phát triển thuận lợi và có thêm lượng đất bột để vun gốc ngô ở các lần bón phân thúc.

+ Nên lên luống rồi mới gieo hạt để chủ động tiêu thoát nước ngay từ đầu vụ nếu có mưa xảy ra.

+ Tùy theo địa hình từng đám ruộng mà lên luống rạch hàng cho phù hợp, thuận tiện cho việc tưới - tiêu nước và khai thác tối ưu ánh sáng mặt trời.

4. Mật độ và gieo trồng:

- Trồng theo phương thức hàng đơn với khoảng cách 70cm x 20cm x 1 cây/hốc

- Sau khi bừa đất nhuyễn, lên luống và dùng dụng cụ gieo hạt để gieo trồng theo luống.

5. Phân bón và phương thức bón phân:

- Lượng phân bón đầu tư cho 1ha: 4 - 5 tấn phân chuồng, 500kg vôi, 400 - 450kg urê, 500 - 600kg Super Lân, 160 - 200kg Kaliclorua.

- Phương thức bón phân:

+ Thời điểm bón: Bón lót 100% phân chuồng, 100% vôi và 100% phân lân. Bón thúc lần 1 (khi ngô có 3 - 4 lá): 35% lượng đạm và 50% lượng kali. Bón thúc lần 2 (khi ngô có 9 - 10 lá): 35% lượng đạm và 50% lượng kali. Bón thúc lần 3 (lúc lá xoắn noãn, trước trỗ cờ 3 ngày): 30% lượng đạm.

+ Cách bón phân: Khi bón phân ruộng phải sạch cỏ dại, bón cách gốc từ 10 - 15cm, lấp kín phân sau bón.

6. Làm cỏ và vun gốc:

- Xới phá váng: Sau khi ngô mọc đều đến 2 - 3 lá, đất có thể đóng váng và cỏ non cũng đã mọc, nên tiến hành xới xáo mỏng nhằm phá váng, hạn chế sự mất nước sau đó bón phân thúc lần 1.

- Làm cỏ vun vừa : Sau khi ngô có từ 3 - 4 lá, tiến hành bón thúc lần 1, kết hợp vun gốc để giữ phân, diệt cỏ.

- Vun cao kết hợp bón thúc lần 2: Trong khi tiến hành bón thúc đợt 2 cần kết hợp xới xáo diệt cỏ và lấy đất vun cao, vừa để lấp phân vừa giúp cây chống đổ và tạo thành rãnh thoát nước đến cuối vụ.

7. Phòng trừ sâu, bệnh hại theo phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp - IPM:

- Bón phân hợp lý.

- Hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ở giai đoạn trước 40 ngày sau sạ; điều tra, phân tích hệ sinh thái hàng tuần để quyết định biện pháp xử lý; sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắt 4 đúng: sử dụng đúng chủng loại thuốc BVTV sinh học cho từng đối tượng sâu, bệnh hại; sử dụng đúng liều lượng và nồng độ hướng dẫn; sử dụng đúng thời điểm; phun đúng kỹ thuật theo từng đối tượng sâu, bệnh hại.

8. Thu hoạch và bảo quản:

- Tiến hành thu hoạch khi lá bi bắt đầu vàng, lá phía dưới đã khô, thấy được vết sẹo đen ở chân hạt, độ ẩm hạt khoảng 30 - 35%. Thu hoạch xong tiến hành bóc vỏ trái và phơi 1 - 2 nắng rồi đưa vào máy tách hạt, sau khi tách hạt tiếp tục phơi 1 - 2 nắng đến khi độ ẩm xuống còn khoảng 14% đem bán hoặc bảo quản.

9. Xử lý gốc rơm rạ sau thu hoạch

- Bước 1: Sau khi thu hoạch, 80% rơm rạ được các hộ dân thu gom, cất giữ cho chăn nuôi trâu bò, phần còn lại ở gốc rạ khoảng 20.

- Bước 2: Sử dụng chế phẩm Trichoderma phun đều trực tiếp vào xác thực vật với lượng sử dụng cho 1,0 ha là: hòa tan hoàn toàn 6 kg chế phẩm vào 40 lít nước để tạo thành dung dịch gốc; dùng vải lọc cặn dung dịch gốc; lấy lần lượt 1 lít dung dịch gốc cho vào bình phun 16 lít, đổ đầy nước và tiến hành phun;

- Bước 3: Sau khi phun đều chế phẩm, sử dụng máy cày 5 - 7 chảo vào ruộng để cày lật gốc rạ lại và đảm bảo xác thực vật được cày vùi kỹ vào đất, sau đó cho nước ruộng và dùng dùng máy xới tay trục và trạc lại cho bằng phẳng và tháo cạn nước cho ráo mặt đất;

- Bước 4: Để ruộng trống 15 - 30 ngày (tùy theo thời vụ), sau đó cho nước vào để cày đất gieo trồng.

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,123 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 117 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 90
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com