hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Hướng dẫn phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi (01/07/2021)
Sở NN&PTNT vừa có văn bản hướng dẫn các biện pháp phòng, chống nắng cho vật nuôi.

Hiện nay thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài, theo thông tin dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, thời gian trong tháng 6/2021 nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 37-39oC, nhiệt độ cao hơn 35oC xảy ra từ 09 giờ 30' đến 16 giờ 30'. Ngoài ra, theo thông tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết mùa Hè năm nay sẽ có nắng nóng và nắng gay gắt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia súc, gia cầm, làm cho vật nuôi giảm sức đề kháng, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh là rất cao, đồng thời gây chết nhiều đối với gia súc, gia cầm non hoặc đang mắc bệnh.

Theo đó, người dân cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống nắng nóng cho đàn gia súc, gia cầm. Cụ thể:

1. Chuồng trại chăn nuôi:

- Nâng cấp chuồng trại bằng cách nâng cao mái che để cho chuồng nuôi luôn luôn thoáng mát. Che chắn chuồng nuôi bằng bạt hoặc tấm chống nắng, khoảng cách che chắn phù hợp, nên có diện tích rộng để đảm bảo có độ phủ mát, thông thoáng. Vào những thời điểm nhiệt độ cao trong ngày, cần phun nước lên mái chuồng nhằm giảm bớt nhiệt trong chuồng nuôi. Có hệ thống cửa để thông gió, nếu có điều kiện nên bố trí quạt thông gió, hệ thống phun sương.

- Hàng ngày phải quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng, đảm bảo nền chuồng sạch, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải nhằm hạn chế phát sinh ruồi, muỗi và các sinh vật gây bệnh khác; thu gom phân, rác thải, đánh đống, ủ vôi, có thể dùng chế phẩm sinh học để xử lý phân chuồng và  làm sạch môi trường chăn nuôi, không thải trực tiếp gây ô nhiễm  môi trường.

- Trồng nhiều cây xanh, che chắn xung quanh để tạo nhiều bóng mát.

2. Thức ăn, nước uống:

- Tăng khẩu phần thức ăn xanh như: rau, cỏ tươi, củ, quả và bổ sung các loại vitamin…; tăng khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm.

- Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống, không làm ẩm ướt nền chuồng; lắp các thiết bị van nước tự động để cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống; tắm cho gia súc mỗi ngày từ 1-2 lần để làm giảm nhiệt cho cơ thể. Những ngày nắng nóng, pha thêm vào nước các loại vitamin và các chất điện giải như: vitamin C, B.Complex,… cho gia súc, gia cầm uống nhằm tăng cường sức đề kháng cho con vật.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng:

- Đối với trâu, bò, dê, cừu chăn thả:

+ Những ngày trời nắng nóng, buổi sáng đi chăn thả sớm và về sớm; buổi chiều chăn thả trễ và về trễ hơn, đặc biệt chú ý chăm sóc gia súc non. Không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài; nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng hoặc cố định gia súc ở những nơi có cây xanh bóng mát.

+ Không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Đối với trâu, bò cày: buổi sáng đi làm sớm về sớm và buổi chiều đi làm trễ, về trễ.

- Đối với gia cầm: Nuôi nhốt với mật độ vừa phải tùy theo tuổi và thể trọng, cụ thể: gà úm 50-60 con/m2, gà 0,5-1 kg nhốt 20-30 con/m2, gà 2-3 kg nhốt 7-10 con/m2. Nếu nóng quá có  thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng. Đối với gà đẻ nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh.

- Đối với lợn: Mật độ nuôi nhốt đối với lợn nái 3-4m2/con, lợn thịt 2m2/con; cho uống đủ nước. Tăng cường chăm sóc gia súc non do khi thời tiết nắng nóng sức đề kháng của chúng thấp hơn so với các con trưởng thành.

4. Phòng bệnh:

- Tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi để tăng cường khả năng miễn dịch; định kỳ tẩy giun, sán cho vật nuôi.

- Định kỳ phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh, phun thuốc diệt côn trùng để diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt… là những tác nhân truyền và gây bệnh cho vật nuôi.

- Vệ sinh máng ăn, máng uống, không để dư thừa thức ăn trong máng gây ôi thiu.

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi nhằm phát hiện sớm các loại gia súc, gia cầm bị mắc bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh phát sinh lây lan rộng. Chủ động cho gia súc ăn, uống thuốc ở liều phòng bệnh để phòng các bệnh đường tiêu hoá.

Sau những đợt nắng nóng kéo dài, đàn gia súc, gia cầm thường mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, giảm lượng sữa, trứng, tăng nguy cơ mắc bệnh… Vì vậy, cần có kế hoạch bổ sung khoáng, vitamin và dinh dưỡng theo tiêu chuẩn.

Thúy Hằng

Lượt xem:  521 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 119 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 90
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com