hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (19/08/2021)
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Ảnh minh họa.

Cuộc vận động đã tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng, người sản xuất về hàng hóa Việt Nam; khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Các doanh nghiệp không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; đề cao trách nhiệm đối với người tiêu dùng; đồng thời, từng bước khẳng định vai trò, năng lực sản xuất, kinh doanh của mình, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu. Từ đó, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội...

Tuy nhiên, kết quả thực hiện Cuộc vận động vẫn chưa thực sự toàn diện. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương chưa đồng bộ, hiệu quả. Công tác tuyên truyền, vận động chưa thường xuyên. Hoạt động đưa hàng Việt đến người tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế. Chất lượng, mẫu mã và giá cả nhiều hàng hóa chưa đa dạng, phong phú, chưa hấp dẫn người tiêu dùng; tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát tốt... ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày 18/8/2021, Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Chương trình 08-CTr/TU về thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hinh mới.

Mục đích Chương trình nhằm nâng cao nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh về việc ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam (trong đó, nhất là hàng Quảng Nam), phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân, phát huy ý chí tự lực, tự cường, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Quảng Nam. Tiếp tục đề cao vai trò của doanh nghiệp, tổ chức trong hưởng ứng và thực hiện Cuộc vận động nhằm khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh, mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu.

Theo đó, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Cuộc vận động, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong việc tiêu dùng hàng Việt Nam. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước phải ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam khi mua sắm, đầu tư công.

Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp về Cuộc vận động bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, bản lĩnh, trách nhiệm của người Quảng Nam nói riêng, người Việt Nam nói chung trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt Nam; tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện Cuộc vận động. Khuyến khích, động viên người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của địa phương, của Việt Nam.

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh nhưng không trái với quy định chung tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh phát triển và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đẹp về mẫu mã phù hợp về giá cả. Có chính sách bảo vệ thị trường phân phối hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa nội địa, sản phẩm OCOP. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển thương mại điện tử và các kênh thương mại hiện đại, kết hợp hài hòa với hoạt động thương mại, phân phối truyền thống; công khai, minh bạch thông tin liên quan đến tiêu chuẩn, giá cả và nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, hàng hóa Việt; tiếp nhận và xử lý kịp thời thông tin phản ánh các vấn đề liên quan đến thị trường, nguồn gốc chất lượng, giá cả hàng hóa Việt Nam... Tập trung triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với thực hiện Cuộc vận động giai đoạn 2021 - 2025.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, phát triển thị trường, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, phân phối và tiêu dùng hàng Việt Nam; kiểm tra, giám sát thị trường bán lẻ, nhất là việc đưa hàng gắn nhãn mác hàng Việt Nam về miền núi, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để lợi dụng lòng tin tiêu thụ sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng... Đổi mới, đẩy mạnh việc đánh giá, tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh có thành tích trong thực hiện Cuộc vận động. Chú trọng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam có chất lượng, uy tín. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa Việt Nam. Vận động Nhân dân phát huy vai trò giám sát, phát hiện, tố giác hành vi làm hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh, kịp thời các đối tượng sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm...

Tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp; nơi có điều kiện có thể thành lập Ban vận động cấp xã. Ban Chỉ đạo Cuộc vận động ở địa phương do cấp ủy cùng cấp ra quỵết định thành lập; tùy theo đặc điểm của địa phương, trưởng ban chỉ đạo có thể là phó bí thư cấp ủy hoặc ủy viên ban thường vụ cấp ủy, Chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.

 

 

TD

Lượt xem:  372 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 158 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 90 130
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com