hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Đưa đặc sản xứ Quảng vươn xa (16/11/2021)
Từ sự nỗ lực học hỏi, tích cóp kinh nghiệm trong những năm đại học và thực tiễn, cô gái trẻ Nguyễn Kiều Bảo Hân (quê Đại Lộc) đã khởi nghiệp với sợi mỳ sợi bún của quê xứ...

 

 

 

Nguyễn Kiều Bảo Hân tham gia một sự kiện khởi nghiệp.Ảnh: CTV

Nguyễn Kiều Bảo Hân tham gia một sự kiện khởi nghiệp.Ảnh: CTV

Từ khát vọng tuổi trẻ

Thương tuổi thơ khó nhọc, vất vả bên ông bà, cha mẹ nơi quê nhà, Nguyễn Kiều Bảo Hân đã sớm tự lập, nỗ lực kiếm tiền từ những năm tháng còn ngồi trên giảng đường. Hân cùng bạn nhìn thấy cơ hội từ việc buôn bán những chiếc xe mô tô cũ, và luôn chọn cho khách hàng chiếc xe đẹp, phù hợp với túi tiền.

Khi công việc đang cho nguồn thu nhập tốt cũng là lúc Hân dừng lại bởi cô muốn đem kiến thức để gầy dựng sự nghiệp, phát huy đúng năng lực và sở trường từ chuyên ngành kinh tế. Hân xin thử việc ở công ty quảng cáo, marketing để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm.

“Những cái học chỉ là nền tảng, còn kinh nghiệm mênh mông ngoài đời mới là những thứ quan trọng, quý giá” - Hân tâm sự.

Vốn lanh lợi, có duyên bán hàng, Hân lại đưa những đặc sản đồng quê như dầu phụng, dầu mè Đại Lộc, bánh tráng, sợi mỳ xắt... vào TP.Hồ Chí Minh để bán kiếm lời. Những chuyến về quê, cô lại nhìn thấy cơ hội từ những sản phẩm hương đồng cỏ nội nơi quê nhà và nảy sinh ý tưởng đầu tư, đưa công nghệ và máy móc vào để tạo ra những sản phẩm đặc trưng.

Làm sao để biến những đặc sản quê hương như sợi mỳ Quảng, sợi bún, những thứ gắn liền với tuổi thơ, hình ảnh của bà và mẹ trở thành những sản phẩm đóng gói đẹp mắt, chuyên nghiệp, có thể cầm đi bất cứ nơi đâu?

Làm sao để bất cứ ai cũng có thể thưởng thức được hương vị của tô mỳ và tô bún xứ Quảng mà không phải chuẩn bị lâu, mất nhiều thời gian, lệ thuộc vào nhiều thứ, nhiều công đoạn?... Nguyễn Kiều Bảo Hân trăn trở, suy tư tìm cách biến ước mơ thành hiện thực.

 Dám nghĩ dám làm, từ vốn liếng tích cóp và sự hậu thuẫn của gia đình, năm 2019, Bảo Hân đã cùng với cộng sự thành lập Công ty TNHH Hapinut chuyên về thực phẩm, có trụ sở tại quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Công ty nhỏ của cô gái trẻ mở ra cơ hội tiêu thụ và phát triển các sản phẩm đặc hữu xứ Quảng ở thị trường rộng lớn TP.Hồ Chí Minh. Sợi mỳ, sợi bún xứ Quảng được sản xuất 100% từ nguyên liệu là gạo tươi, được bảo hộ công thức gia truyền 100% gạo tươi, ngon, dai, trắng tự nhiên.

Lần lượt sau đó, những sản phẩm khác của Hapinut ra đời ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường như: dầu đậu phộng Hapinut (sản phẩm áp dụng công nghệ ép lạnh), bơ hạt Hapinut, dầu Haniput...

Mở rộng quy mô sản xuất

Hiện mỗi tháng, cơ sở của Hân cung ứng ra thị trường hàng tấn sản phẩm bún, mỳ khô, bột bánh xèo và nhiều sản phẩm khác. Hân mày mò tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khép kín, sấy khô sợi bún, sợi mỳ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cho sản phẩm dẻo, dai, thơm ngon, hợp khẩu vị người dùng.

Sản phẩm bún khô của Hapinut. Ảnh: T.N

Sản phẩm bún khô của Hapinut. Ảnh: T.N

Hân quyết định xây dựng xưởng sản xuất nhỏ tại quê nhà xã Đại Đồng, thành lập HTX Nông nghiệp bền vững Quảng Nam với nhiều thành viên. HTX đang liên kết với 20 hộ nông dân trồng lúa gạo, dự kiến 4ha trồng lúa đạt sản phẩm chất lượng để tạo vùng nguyên liệu ổn định, an toàn phục vụ chế biến.

“Trước mắt, tôi đang hoàn thiện và nâng cấp nhà xưởng ở quê nhà, đầu tư thêm một vài loại máy móc. Dự kiến năm 2022, xưởng của tôi sẽ đi vào hoạt động sản xuất và sản phẩm từ xưởng sẽ đưa vào TP.Hồ Chí Minh để tiêu thụ.

Cái khó hiện nay là khâu vận hành máy móc, công nghệ và các tổ nhóm của tôi phải về quê ở lại để thiết kế nhà xưởng, lắp đặt và vận hành thử nghiệm, tập huấn cách thức vận hành cho người phụ trách” - Hân nói.

Khởi nghiệp là con đường không phải lúc nào cũng đầy hoa hồng mà lắm chông gai. Hân chủ động tìm kiếm các kênh hỗ trợ, tiếp sức từ chương trình “Khởi nghiệp sáng tạo xứ Quảng”, tham gia vào các chương trình, dự án khởi nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. Mục tiêu là nâng bí quyết công thức gia truyền giúp lưu giữ hương vị đặc trưng xứ Quảng.

“Giai đoạn này tôi đang chuẩn bị để ra mắt sản phẩm mới, đóng bao, cải thiện nhãn mác, nâng tầm thương hiệu. Dù lắm khó khăn song tôi cũng may mắn là có sự hỗ trợ, tiếp sức từ các chương trình khởi nghiệp, sự hỗ trợ của đề án khuyến công, sự định hướng của các doanh nhân thành đạt, được cha mẹ hỗ trợ vay vốn nên đã vượt qua khó khăn” - Hân tâm sự.

Giai đoạn 2021 - 2022, sản phẩm đặc sản Hapinut Quảng Nam của Nguyễn Kiều Bảo Hân được làm mới. Hân đang nỗ lực hoàn thiện cơ sở sản xuất kết hợp gian hàng để sớm vận hành vào đầu năm 2022.

Dự án khởi nghiệp của Hân và cộng sự khởi đi từ giấc mơ nâng tầm đặc sản làng quê, được nhận giải “Dự án khởi nghiệp của tỉnh Quảng Nam năm 2020” với tiêu chí nâng tầm sản phẩm bún, mỳ khô, và lọt vào top 28 dự án vào vòng bán kết bảng A thuộc chương trình thanh niên nông thôn khởi nghiệp năm 2021 của cả nước. Nguyễn Kiều Bảo Hân đang viết tiếp câu chuyện đưa đặc sản hương quê bay xa và hướng tới con đường xuất khẩu.

Nguyễn Kiều Bảo Hân tham gia một sự kiện khởi nghiệp.Ảnh: CTV

Nguyễn Kiều Bảo Hân tham gia một sự kiện khởi nghiệp.Ảnh: CTV

Từ khát vọng tuổi trẻ

Thương tuổi thơ khó nhọc, vất vả bên ông bà, cha mẹ nơi quê nhà, Nguyễn Kiều Bảo Hân đã sớm tự lập, nỗ lực kiếm tiền từ những năm tháng còn ngồi trên giảng đường. Hân cùng bạn nhìn thấy cơ hội từ việc buôn bán những chiếc xe mô tô cũ, và luôn chọn cho khách hàng chiếc xe đẹp, phù hợp với túi tiền.

Khi công việc đang cho nguồn thu nhập tốt cũng là lúc Hân dừng lại bởi cô muốn đem kiến thức để gầy dựng sự nghiệp, phát huy đúng năng lực và sở trường từ chuyên ngành kinh tế. Hân xin thử việc ở công ty quảng cáo, marketing để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm.

“Những cái học chỉ là nền tảng, còn kinh nghiệm mênh mông ngoài đời mới là những thứ quan trọng, quý giá” - Hân tâm sự.

Vốn lanh lợi, có duyên bán hàng, Hân lại đưa những đặc sản đồng quê như dầu phụng, dầu mè Đại Lộc, bánh tráng, sợi mỳ xắt... vào TP.Hồ Chí Minh để bán kiếm lời. Những chuyến về quê, cô lại nhìn thấy cơ hội từ những sản phẩm hương đồng cỏ nội nơi quê nhà và nảy sinh ý tưởng đầu tư, đưa công nghệ và máy móc vào để tạo ra những sản phẩm đặc trưng.

Làm sao để biến những đặc sản quê hương như sợi mỳ Quảng, sợi bún, những thứ gắn liền với tuổi thơ, hình ảnh của bà và mẹ trở thành những sản phẩm đóng gói đẹp mắt, chuyên nghiệp, có thể cầm đi bất cứ nơi đâu?

Làm sao để bất cứ ai cũng có thể thưởng thức được hương vị của tô mỳ và tô bún xứ Quảng mà không phải chuẩn bị lâu, mất nhiều thời gian, lệ thuộc vào nhiều thứ, nhiều công đoạn?... Nguyễn Kiều Bảo Hân trăn trở, suy tư tìm cách biến ước mơ thành hiện thực.

 Dám nghĩ dám làm, từ vốn liếng tích cóp và sự hậu thuẫn của gia đình, năm 2019, Bảo Hân đã cùng với cộng sự thành lập Công ty TNHH Hapinut chuyên về thực phẩm, có trụ sở tại quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Công ty nhỏ của cô gái trẻ mở ra cơ hội tiêu thụ và phát triển các sản phẩm đặc hữu xứ Quảng ở thị trường rộng lớn TP.Hồ Chí Minh. Sợi mỳ, sợi bún xứ Quảng được sản xuất 100% từ nguyên liệu là gạo tươi, được bảo hộ công thức gia truyền 100% gạo tươi, ngon, dai, trắng tự nhiên.

Lần lượt sau đó, những sản phẩm khác của Hapinut ra đời ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường như: dầu đậu phộng Hapinut (sản phẩm áp dụng công nghệ ép lạnh), bơ hạt Hapinut, dầu Haniput...

Mở rộng quy mô sản xuất

Hiện mỗi tháng, cơ sở của Hân cung ứng ra thị trường hàng tấn sản phẩm bún, mỳ khô, bột bánh xèo và nhiều sản phẩm khác. Hân mày mò tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ khép kín, sấy khô sợi bún, sợi mỳ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cho sản phẩm dẻo, dai, thơm ngon, hợp khẩu vị người dùng.

Sản phẩm bún khô của Hapinut. Ảnh: T.N

Sản phẩm bún khô của Hapinut. Ảnh: T.N

Hân quyết định xây dựng xưởng sản xuất nhỏ tại quê nhà xã Đại Đồng, thành lập HTX Nông nghiệp bền vững Quảng Nam với nhiều thành viên. HTX đang liên kết với 20 hộ nông dân trồng lúa gạo, dự kiến 4ha trồng lúa đạt sản phẩm chất lượng để tạo vùng nguyên liệu ổn định, an toàn phục vụ chế biến.

“Trước mắt, tôi đang hoàn thiện và nâng cấp nhà xưởng ở quê nhà, đầu tư thêm một vài loại máy móc. Dự kiến năm 2022, xưởng của tôi sẽ đi vào hoạt động sản xuất và sản phẩm từ xưởng sẽ đưa vào TP.Hồ Chí Minh để tiêu thụ.

Cái khó hiện nay là khâu vận hành máy móc, công nghệ và các tổ nhóm của tôi phải về quê ở lại để thiết kế nhà xưởng, lắp đặt và vận hành thử nghiệm, tập huấn cách thức vận hành cho người phụ trách” - Hân nói.

Khởi nghiệp là con đường không phải lúc nào cũng đầy hoa hồng mà lắm chông gai. Hân chủ động tìm kiếm các kênh hỗ trợ, tiếp sức từ chương trình “Khởi nghiệp sáng tạo xứ Quảng”, tham gia vào các chương trình, dự án khởi nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. Mục tiêu là nâng bí quyết công thức gia truyền giúp lưu giữ hương vị đặc trưng xứ Quảng.

“Giai đoạn này tôi đang chuẩn bị để ra mắt sản phẩm mới, đóng bao, cải thiện nhãn mác, nâng tầm thương hiệu. Dù lắm khó khăn song tôi cũng may mắn là có sự hỗ trợ, tiếp sức từ các chương trình khởi nghiệp, sự hỗ trợ của đề án khuyến công, sự định hướng của các doanh nhân thành đạt, được cha mẹ hỗ trợ vay vốn nên đã vượt qua khó khăn” - Hân tâm sự.

Giai đoạn 2021 - 2022, sản phẩm đặc sản Hapinut Quảng Nam của Nguyễn Kiều Bảo Hân được làm mới. Hân đang nỗ lực hoàn thiện cơ sở sản xuất kết hợp gian hàng để sớm vận hành vào đầu năm 2022.

Dự án khởi nghiệp của Hân và cộng sự khởi đi từ giấc mơ nâng tầm đặc sản làng quê, được nhận giải “Dự án khởi nghiệp của tỉnh Quảng Nam năm 2020” với tiêu chí nâng tầm sản phẩm bún, mỳ khô, và lọt vào top 28 dự án vào vòng bán kết bảng A thuộc chương trình thanh niên nông thôn khởi nghiệp năm 2021 của cả nước. Nguyễn Kiều Bảo Hân đang viết tiếp câu chuyện đưa đặc sản hương quê bay xa và hướng tới con đường xuất khẩu.

 
 

 

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  1,341 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 27 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com