hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Kỳ vọng chuỗi liên kết sản xuất rau quả (06/01/2022)
Liên kết sản xuất rau củ quả là xu thế tất yếu để ổn định đầu ra cho nông sản. Mới đây, một doanh nghiệp chuyên cung cấp nông sản cho các siêu thị đến Quảng Nam đề nghị liên kết sản xuất rau sạch, mở ra cơ hội cho nông dân.

 

Một số nông sản của nông dân trên địa bàn tỉnh được đưa vào siêu thị . Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Một số nông sản của nông dân trên địa bàn tỉnh được đưa vào siêu thị . Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Đầu ra sản phẩm bấp bênh

Thời điểm này, nhiều nông dân đang tất bật với vụ rau đông xuân. Bà Trần Thị An (khối phố An Mỹ, phường Cẩm Châu, Hội An) trồng nhiều loại rau theo phương thức hữu cơ trên diện tích 2.500m2 . Bà đang lo lắng vì đầu ra bấp bênh.

“Tôi dùng giống chất lượng, cải tạo đất tốt, dùng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ... nên các loại rau quả được chứng nhận hữu cơ PGS. Tiếc là dịch Covid-19 khiến các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, chợ búa cũng ít ỏi người mua nên tiêu thụ rau quả gặp khó” - bà An nói.

Tương tự, vùng rau VietGAP ở thôn Hưng Mỹ (xã Bình Triều, Thăng Bình) cũng khó khăn đầu ra sản phẩm. Ông Phạm Quang Hạt (một hộ dân canh tác rau sạch) cho biết: “Trước đây, Hợp tác xã Mỹ Hưng mua rau quả sạch của chúng tôi, bán cho các siêu thị trong và ngoài tỉnh nhưng nay không mua nữa. Tự thân chúng tôi không thể ký kết hợp đồng để bán rau cho các siêu thị được. Bán rau ở các chợ vừa chậm vừa rẻ, thu nhập không ổn định”.

Nông dân khó đưa rau củ quả vào siêu thị vì sản xuất nhỏ lẻ, chỉ quen sản xuất vài loại nên sản phẩm không đủ chủng loại. Có trường hợp nông hộ sản xuất quy mô lớn, phong phú chủng loại nhưng khó đưa nông sản vào siêu thị, trung tâm thương mại vì không đáp ứng yêu cầu về thủ tục, hồ sơ.

Sản xuất rau củ quả sạch mới chỉ là điều kiện cần, để rộng đường tiêu thụ sản phẩm, nông dân cần được ngành nông nghiệp hỗ trợ về xác định nguồn gốc xuất xứ, kiểm soát chất lượng, dán tem, nhãn mác.

Ngoài các thị trường quen thuộc, cần quảng bá sản phẩm theo hướng thương mại điện tử; đưa sản phẩm vào các bếp ăn tập thể; mở các cửa hàng rau an toàn. Chứng nhận rau củ quả là sản phẩm OCOP có chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cũng hết sức quan trọng để được thị trường đón nhận.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng rau quả sạch, tiêu biểu như Bàu Tròn (Đại An, Đại Lộc), Thanh Đông (Cẩm Thanh, Hội An), Trường Xuân (Tam Kỳ), Tam An (Phú Ninh)... Điểm yếu dễ nhận thấy ở các vùng rau sạch nói trên là hạ tầng còn sơ sài, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Việc tiêu thụ phải qua khâu trung gian...

Đề nghị hợp tác sản xuất

Cơ hội đang mở ra cho nông dân sản xuất rau củ quả trên địa bàn tỉnh khi mới đây Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp WinEco thuộc Tập đoàn Masan (gọi tắt là Công ty WinEco) làm việc với UBND tỉnh về hợp tác, liên kết sản xuất rau củ quả.

Ông Huỳnh Văn Kiệt - Phó Tổng Giám đốc Công ty WinEco cho biết, doanh nghiệp đang liên kết với nông dân trên cả nước để canh tác rau củ quả sạch, bao tiêu sản phẩm, sơ chế hoặc chế biến để tiêu thụ tại hệ thống siêu thị VinMart, VinMart+, VinEco.

Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Công ty WinEco đang liên kết với nông dân Đà Lạt (Lâm Đồng) sản xuất rau củ quả sạch, sơ chế để bán ở TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc vận chuyển nông sản về Đà Nẵng xa, nên muốn liên kết sản xuất rau củ quả tại Quảng Nam.

“Chúng tôi muốn liên kết sản xuất trên diện tích lớn, có hợp đồng chặt chẽ với người dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác. Mong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để mối liên kết này hình thành, duy trì lâu dài, đem lại lợi ích bền vững” - ông Kiệt nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu thống nhất với đề nghị của Công ty WinEco, giao Sở NN&PTNT phối hợp với Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân tỉnh, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp liên kết sản xuất rau củ quả sạch.

Ông Hồ Quang Bửu yêu cầu doanh nghiệp khảo sát, chọn địa điểm để xây dựng nhà máy sơ chế tại Quảng Nam với quy mô lớn cũng như hợp đồng với người dân bằng các cơ sở pháp lý chặt chẽ, chủ động cung ứng giống, thiết bị, máy móc, vật tư, kỹ thuật.

“Quảng Nam đã có quy hoạch các vùng trồng rau củ quả gắn với hệ thống giao thông thuận lợi, có nghị quyết về kinh tế vườn, trang trại, nghị quyết về chuỗi liên kết sản xuất. Tỉnh sẽ đầu tư chợ nông sản rộng 100ha gần quốc lộ, đường cao tốc, cảng Chu Lai nên doanh nghiệp được tạo điều kiện tối đa để liên kết với nông dân, tạo chuỗi nông sản khép kín, phục vụ thị trường” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu nói.

Một số nông sản của nông dân trên địa bàn tỉnh được đưa vào siêu thị . Ảnh: VIỆT NGUYỄN
Một số nông sản của nông dân trên địa bàn tỉnh được đưa vào siêu thị . Ảnh: VIỆT NGUYỄN

Đầu ra sản phẩm bấp bênh

Thời điểm này, nhiều nông dân đang tất bật với vụ rau đông xuân. Bà Trần Thị An (khối phố An Mỹ, phường Cẩm Châu, Hội An) trồng nhiều loại rau theo phương thức hữu cơ trên diện tích 2.500m2 . Bà đang lo lắng vì đầu ra bấp bênh.

“Tôi dùng giống chất lượng, cải tạo đất tốt, dùng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ... nên các loại rau quả được chứng nhận hữu cơ PGS. Tiếc là dịch Covid-19 khiến các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, chợ búa cũng ít ỏi người mua nên tiêu thụ rau quả gặp khó” - bà An nói.

Tương tự, vùng rau VietGAP ở thôn Hưng Mỹ (xã Bình Triều, Thăng Bình) cũng khó khăn đầu ra sản phẩm. Ông Phạm Quang Hạt (một hộ dân canh tác rau sạch) cho biết: “Trước đây, Hợp tác xã Mỹ Hưng mua rau quả sạch của chúng tôi, bán cho các siêu thị trong và ngoài tỉnh nhưng nay không mua nữa. Tự thân chúng tôi không thể ký kết hợp đồng để bán rau cho các siêu thị được. Bán rau ở các chợ vừa chậm vừa rẻ, thu nhập không ổn định”.

Nông dân khó đưa rau củ quả vào siêu thị vì sản xuất nhỏ lẻ, chỉ quen sản xuất vài loại nên sản phẩm không đủ chủng loại. Có trường hợp nông hộ sản xuất quy mô lớn, phong phú chủng loại nhưng khó đưa nông sản vào siêu thị, trung tâm thương mại vì không đáp ứng yêu cầu về thủ tục, hồ sơ.

Sản xuất rau củ quả sạch mới chỉ là điều kiện cần, để rộng đường tiêu thụ sản phẩm, nông dân cần được ngành nông nghiệp hỗ trợ về xác định nguồn gốc xuất xứ, kiểm soát chất lượng, dán tem, nhãn mác.

Ngoài các thị trường quen thuộc, cần quảng bá sản phẩm theo hướng thương mại điện tử; đưa sản phẩm vào các bếp ăn tập thể; mở các cửa hàng rau an toàn. Chứng nhận rau củ quả là sản phẩm OCOP có chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cũng hết sức quan trọng để được thị trường đón nhận.

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng rau quả sạch, tiêu biểu như Bàu Tròn (Đại An, Đại Lộc), Thanh Đông (Cẩm Thanh, Hội An), Trường Xuân (Tam Kỳ), Tam An (Phú Ninh)... Điểm yếu dễ nhận thấy ở các vùng rau sạch nói trên là hạ tầng còn sơ sài, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Việc tiêu thụ phải qua khâu trung gian...

Đề nghị hợp tác sản xuất

Cơ hội đang mở ra cho nông dân sản xuất rau củ quả trên địa bàn tỉnh khi mới đây Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp WinEco thuộc Tập đoàn Masan (gọi tắt là Công ty WinEco) làm việc với UBND tỉnh về hợp tác, liên kết sản xuất rau củ quả.

Ông Huỳnh Văn Kiệt - Phó Tổng Giám đốc Công ty WinEco cho biết, doanh nghiệp đang liên kết với nông dân trên cả nước để canh tác rau củ quả sạch, bao tiêu sản phẩm, sơ chế hoặc chế biến để tiêu thụ tại hệ thống siêu thị VinMart, VinMart+, VinEco.

Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Công ty WinEco đang liên kết với nông dân Đà Lạt (Lâm Đồng) sản xuất rau củ quả sạch, sơ chế để bán ở TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc vận chuyển nông sản về Đà Nẵng xa, nên muốn liên kết sản xuất rau củ quả tại Quảng Nam.

“Chúng tôi muốn liên kết sản xuất trên diện tích lớn, có hợp đồng chặt chẽ với người dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác. Mong tỉnh tạo điều kiện thuận lợi để mối liên kết này hình thành, duy trì lâu dài, đem lại lợi ích bền vững” - ông Kiệt nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu thống nhất với đề nghị của Công ty WinEco, giao Sở NN&PTNT phối hợp với Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân tỉnh, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp liên kết sản xuất rau củ quả sạch.

Ông Hồ Quang Bửu yêu cầu doanh nghiệp khảo sát, chọn địa điểm để xây dựng nhà máy sơ chế tại Quảng Nam với quy mô lớn cũng như hợp đồng với người dân bằng các cơ sở pháp lý chặt chẽ, chủ động cung ứng giống, thiết bị, máy móc, vật tư, kỹ thuật.

“Quảng Nam đã có quy hoạch các vùng trồng rau củ quả gắn với hệ thống giao thông thuận lợi, có nghị quyết về kinh tế vườn, trang trại, nghị quyết về chuỗi liên kết sản xuất. Tỉnh sẽ đầu tư chợ nông sản rộng 100ha gần quốc lộ, đường cao tốc, cảng Chu Lai nên doanh nghiệp được tạo điều kiện tối đa để liên kết với nông dân, tạo chuỗi nông sản khép kín, phục vụ thị trường” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu nói.

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  374 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 165 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100 130 160
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com