Sản phẩm chủ lực
Là “thủ phủ” của quốc bảo sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My đang tổ chức quy hoạch lại vùng sâm theo hướng mở rộng diện tích trồng sâm lên 15.000ha, biến sâm Ngọc Linh không chỉ trở thành loại cây xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người dân làm giàu.
Theo ông Trịnh Minh Hải – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nam Trà My, tính đến năm 2022 tổng diện tích trồng sâm Ngọc Linh đạt hơn 1.200ha, thu hút 1.600 hộ dân 7 xã tham gia. Doanh thu từ các sản phẩm sâm mỗi năm gần 50 tỷ đồng.
“Để quy hoạch vùng trồng sâm lên 15.000ha như kế hoạch, huyện đang xin chủ trương tỉnh cho phép hạ đai trồng sâm xuống 1.200m thay vì 1.500m như trước đây nhằm đáp ứng diện tích, hướng tới xuất khẩu sâm như là một sản phẩm chủ lực của địa phương” - ông Hải nói.
Quyết định ban hành Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu đối với các sản phẩm có khả năng cao của Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 vừa được UBND tỉnh phê duyệt mới đây xác định 4 loại nông sản đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu của tỉnh ngoài sâm Ngọc Linh còn có măng cụt, dưa hấu và chuối. Đây là những mặt hàng hứa hẹn mang lại nguồn ngoại tệ lớn.
Theo Sở Công Thương, việc chọn những sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao dựa trên nhiều yếu tố, tiêu chí không chỉ về lợi thế vùng nguyên liệu, giá trị kinh tế cao mà còn bao hàm giá trị văn hóa đặc trưng vùng miền và thị trường tiêu thụ thuận lợi…
Đơn cử, tại thị trường Trung Quốc (quốc gia có nhu cầu nhập khẩu trái cây tươi lớn thứ hai thế giới), trong 9 loại quả tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào nước này (thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt) thì dưa hấu và măng cụt là 2 loại trái cây Quảng Nam có thể sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, dưa hấu là mặt hàng Quảng Nam có lợi thế rất lớn với hơn 700ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 17 nghìn tấn.
Ông Trinh Ngọc An – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Ninh nhìn nhận, việc xác định sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu sẽ mở ra cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp Quảng Nam được quy hoạch, đầu tư bài bản, chuyên nghiệp thông qua việc gắn các mã vạch, mã vùng, hướng đến thị trường ổn định, nhất là với dưa hấu, bởi đây là sản phẩm luôn đối diện nguy cơ bất ổn thị trường và giá cả.
Huyện Phú Ninh là địa phương có sản lượng dưa hấu lớn nhất tỉnh với gần 390ha, tuy nhiên hầu hết bán tự do trên thị trường hoặc xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu gạch nên giá cả, đầu ra rất bấp bênh.
Quy hoạch vùng nguyên liệu
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, việc xác định sản phẩm chủ lực sẽ giúp đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phù hợp với năng lực cạnh tranh, nhu cầu thị trường và tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.
Qua đó sẽ phát huy nguồn hàng hóa, dịch vụ sản xuất của tỉnh, gắn với phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu phục vụ chế biến và xuất khẩu, hướng đến những thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa dịch vụ.
Với sản phẩm sâm Ngọc Linh, trong chiến lược phát triển vùng sâm của tỉnh, diện tích quy hoạch vùng bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh được xác định khoảng 16.000ha.
Định hướng đến năm 2030, Quảng Nam trở thành trung tâm giống sâm Ngọc Linh quốc gia, hằng năm sản xuất được 5 - 10 triệu cây và 50 đến 100 sản phẩm từ sâm Ngọc Linh. Đến nay, gần 20 doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh với diện tích thực tế khoảng 10.000ha.
Tương tự, các sản phẩm như măng cụt cũng đang được quy hoạch mở rộng, dự kiến đến năm 2025, diện tích trồng cây măng cụt toàn tỉnh đạt khoảng 10.000ha, trở thành vùng trồng trọng điểm cây măng cụt của cả nước. Ngoài trái cây, các sản phẩm từ lâm, thủy sản cũng được xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Quảng Nam những năm tới.
Ông Phạm Viết Tích – Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhóm ngành hàng nông, lâm, thủy sản có vị trí quan trọng. Phấn đấu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD, đến năm 2030 chiếm khoảng 6% trong GRDP cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Để hiện thực mục tiêu này, ngoài quy hoạch các vùng nguyên liệu cây ăn trái, ngành nông nghiệp cũng đang triển khai trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng hàng năm (khoảng 30.400ha); trong đó tập trung sử dụng giống keo lai nuôi cấy mô vào trồng thâm canh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu và phát triển dịch vụ môi trường rừng.
Bên cạnh đó, các mặt hàng thủy sản cũng được quy hoạch phát triển theo hướng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2025 duy trì mức sản lượng thủy sản khai thác khoảng 100 nghìn tấn/năm, nâng cao chất lượng, giá trị khai thác, sản lượng khai thác xa bờ đạt trên 70% tổng sản lượng khai thác từ biển; nuôi trồng 25 nghìn tấn, trong đó tôm nuôi 19 nghìn tấn, sản lượng xuất khẩu thủy sản đạt 27 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10%/năm.
Sản phẩm chủ lực
Là “thủ phủ” của quốc bảo sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My đang tổ chức quy hoạch lại vùng sâm theo hướng mở rộng diện tích trồng sâm lên 15.000ha, biến sâm Ngọc Linh không chỉ trở thành loại cây xóa đói giảm nghèo mà còn giúp người dân làm giàu.
Theo ông Trịnh Minh Hải – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nam Trà My, tính đến năm 2022 tổng diện tích trồng sâm Ngọc Linh đạt hơn 1.200ha, thu hút 1.600 hộ dân 7 xã tham gia. Doanh thu từ các sản phẩm sâm mỗi năm gần 50 tỷ đồng.
“Để quy hoạch vùng trồng sâm lên 15.000ha như kế hoạch, huyện đang xin chủ trương tỉnh cho phép hạ đai trồng sâm xuống 1.200m thay vì 1.500m như trước đây nhằm đáp ứng diện tích, hướng tới xuất khẩu sâm như là một sản phẩm chủ lực của địa phương” - ông Hải nói.
Quyết định ban hành Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu đối với các sản phẩm có khả năng cao của Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 vừa được UBND tỉnh phê duyệt mới đây xác định 4 loại nông sản đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu của tỉnh ngoài sâm Ngọc Linh còn có măng cụt, dưa hấu và chuối. Đây là những mặt hàng hứa hẹn mang lại nguồn ngoại tệ lớn.
Theo Sở Công Thương, việc chọn những sản phẩm có khả năng xuất khẩu cao dựa trên nhiều yếu tố, tiêu chí không chỉ về lợi thế vùng nguyên liệu, giá trị kinh tế cao mà còn bao hàm giá trị văn hóa đặc trưng vùng miền và thị trường tiêu thụ thuận lợi…
Đơn cử, tại thị trường Trung Quốc (quốc gia có nhu cầu nhập khẩu trái cây tươi lớn thứ hai thế giới), trong 9 loại quả tươi của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch vào nước này (thanh long, xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt) thì dưa hấu và măng cụt là 2 loại trái cây Quảng Nam có thể sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, dưa hấu là mặt hàng Quảng Nam có lợi thế rất lớn với hơn 700ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 17 nghìn tấn.
Ông Trinh Ngọc An – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Ninh nhìn nhận, việc xác định sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu sẽ mở ra cơ hội cho sản phẩm nông nghiệp Quảng Nam được quy hoạch, đầu tư bài bản, chuyên nghiệp thông qua việc gắn các mã vạch, mã vùng, hướng đến thị trường ổn định, nhất là với dưa hấu, bởi đây là sản phẩm luôn đối diện nguy cơ bất ổn thị trường và giá cả.
Huyện Phú Ninh là địa phương có sản lượng dưa hấu lớn nhất tỉnh với gần 390ha, tuy nhiên hầu hết bán tự do trên thị trường hoặc xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu gạch nên giá cả, đầu ra rất bấp bênh.
Quy hoạch vùng nguyên liệu
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu, việc xác định sản phẩm chủ lực sẽ giúp đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu phù hợp với năng lực cạnh tranh, nhu cầu thị trường và tận dụng được lợi thế từ các hiệp định thương mại Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia.
Qua đó sẽ phát huy nguồn hàng hóa, dịch vụ sản xuất của tỉnh, gắn với phát triển vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu phục vụ chế biến và xuất khẩu, hướng đến những thị trường có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa dịch vụ.
Với sản phẩm sâm Ngọc Linh, trong chiến lược phát triển vùng sâm của tỉnh, diện tích quy hoạch vùng bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh được xác định khoảng 16.000ha.
Định hướng đến năm 2030, Quảng Nam trở thành trung tâm giống sâm Ngọc Linh quốc gia, hằng năm sản xuất được 5 - 10 triệu cây và 50 đến 100 sản phẩm từ sâm Ngọc Linh. Đến nay, gần 20 doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê môi trường rừng trồng sâm Ngọc Linh với diện tích thực tế khoảng 10.000ha.
Tương tự, các sản phẩm như măng cụt cũng đang được quy hoạch mở rộng, dự kiến đến năm 2025, diện tích trồng cây măng cụt toàn tỉnh đạt khoảng 10.000ha, trở thành vùng trồng trọng điểm cây măng cụt của cả nước. Ngoài trái cây, các sản phẩm từ lâm, thủy sản cũng được xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Quảng Nam những năm tới.
Ông Phạm Viết Tích – Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhóm ngành hàng nông, lâm, thủy sản có vị trí quan trọng. Phấn đấu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD, đến năm 2030 chiếm khoảng 6% trong GRDP cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Để hiện thực mục tiêu này, ngoài quy hoạch các vùng nguyên liệu cây ăn trái, ngành nông nghiệp cũng đang triển khai trồng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng hàng năm (khoảng 30.400ha); trong đó tập trung sử dụng giống keo lai nuôi cấy mô vào trồng thâm canh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu và phát triển dịch vụ môi trường rừng.
Bên cạnh đó, các mặt hàng thủy sản cũng được quy hoạch phát triển theo hướng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2025 duy trì mức sản lượng thủy sản khai thác khoảng 100 nghìn tấn/năm, nâng cao chất lượng, giá trị khai thác, sản lượng khai thác xa bờ đạt trên 70% tổng sản lượng khai thác từ biển; nuôi trồng 25 nghìn tấn, trong đó tôm nuôi 19 nghìn tấn, sản lượng xuất khẩu thủy sản đạt 27 nghìn tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10%/năm.