hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (09/01/2023)
Kế hoạch Tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 là xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất tăng năng suất, tạo sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.

Trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng bình quân sản phẩm nông lâm ngư nghiệp vẫn duy trì và giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định (4%/năm). Trong cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng lâm nghiệp, thủy sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Bên cạnh đó, kinh tế nông thôn cũng có nhiều bước phát triển đáng kể, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 40,5 triệu đồng (tăng 30,3 triệu đồng so với năm 2010). Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới (NTM) đạt được kết quả quan trọng; đến nay, có 118 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 60,82%; ước kết quả thực hiện đến cuối năm 2022 có thêm ít nhất 05 xãđạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn đến năm 2022 là 123 xã, đạt tỷ lệ 63,4%. Có 10 xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao, trong đó có 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Đại Hiệp). 04 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Phú Ninh, Duy Xuyên) và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (TP Tam Kỳ, TX Điện Bàn). Có 211 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu hoặc thôn NTM. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 40,5 triệu đồng (tăng gần gấp 4 lần so năm 2010 và tăng gần gấp 2 lần so năm 2015). Kết cấu hạ tầng ở nông thôn phát triển khá nhanh và từng bước hoàn thiện, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phục vụ sản xuất, đời sống xã hội, sinh hoạt của người dân, vừa tạo sự khang trang, từng bước hiện đại hóa nông thôn. Đặc biệt, tập trung bố trí sắp xếp dân cư miền núi gắn với xây dựng NTM, hình thành nhiều khu dân cư khu vực núi cao đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, sản xuất ổn định cho đồng bào dân tộc đạt kết quả cao. 

Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nông nghiệp Quảng Nam hiện nay vẫn còn mang nhiều yếu tố kém bền vững. Trong đó, việc đổi mới cách thức tổ chức sản xuất còn chậm, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm chưa theo kịp đà phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản phẩm nông nghiệp, ngành nghề nông thôn phát triển chậm, chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa phát triển được nhiều vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh. Do đó, việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp cũng như đầu tư thâm canh, sản xuất hàng hóa là rất khó.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn vào sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế. Trong khi đó, dưới áp lực nâng cao năng suất, sản lượng dẫn đến lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trưởng, tạo ra sản phẩm kém chất lượng làm mất lòng tin của người tiêu dùng, phá hủy môi trường, mất cân bằng sinh thái, gây biến đổi khí hậu, đất đai bị suy thoái do việc tăng quay vòng sản xuất đang ngày càng gia tăng. Tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết gắn với nông sản chủ lực chưa mạnh; vai trò kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa phát huy tối đa trong việc tạo mối liên kết trong phát triển sản xuất hiệu quả và bền vững; việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp để hình thành nên chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng nông sản vẫn còn hạn chế.

Đồng thời, hiện nay, các chính sách của Trung ương, của tỉnh rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; song vẫn còn những nút thắt chưa được tháo gỡ, đặc biệt là chính sách về tích tụ, tập trung đất đai, thủ tục hành chính, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn... Việc áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ còn rời rạc, chưa tập trung áp dụng đồng bộ để tạo nên động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Trong khi đó, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế về số lượng và năng lực đổi mới sáng tạo. Đa số chủ thể sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay là hộ nông dân nhỏ lẻ hoặc các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nên khả năng đầu tư, tiếp cận khoa học công nghệ, thị trường gặp nhiều khó khăn; việc ứng dụng công nghệ 4.0 còn rất thấp. Dẫn đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn chậm so với kỳ vọng…

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Để triển khai thực hiện Kết luận số 91-KL/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-UBND để tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét, giải quyết kịp thời, đồng bộ các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của tỉnh trong thời gian đến.

Mô hình trồng tiêu phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa ra đó chính là tập trung phối hợp rà soát quy hoạch vùng huyện, xã nông thôn mới và các quy hoạch liên quan để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sắp xếp và ổn định dân cư, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, làng nghề, làng nghề truyền thống...

Song song đó, hình thành các khu nông nghiệp từng bước ứng dụng công nghệ cao, tập trung đầu tư tại các vùng đã tích tụ ruộng đất. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ trên cơ sở huy động và sử dụng tối ưu các nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thực hiện có hiệu quả nhằm tạo nền tảng, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

Tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, đồng bộ về cơ sở hạ tầng, dịch vụ, phát triển công nghiệp chế biến. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản từng bước hình thành các chuỗi giá trị nông sản, sản phẩm OCOP bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ mới, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào sản xuất; công nghệ bảo quản và các phương pháp chế biến tiên tiến…. Phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn thực phẩm như: đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ hoặc các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng, an toàn vệ sinh trong nông nghiệp từ khâu nguyên liệu - bảo quản - tiêu thụ.

Đồng thời, tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng các công cụ phục vụ chuyển đổi số, tập trung vào quản lý đất nông nghiệp, quản lý sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực phục vụ chỉ đạo, điều hành của cơ quan Nhà nước các cấp và sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh thí điểm và nhân rộng các mô hình nông nghiệp thông minh, mô hình quản lý vùng chuyên canh, mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain, quản lý nông sản từ quá trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để cung ứng sản phẩm trực tiếp từ nơi cung ứng đến người bán lẻ nhằm giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo an toàn thực phẩm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, quản lý thông tin, phân tích dữ liệu và cảnh báo thiên tai, dịch bệnh; dự báo thị trường.

Xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại, bảo tồn giữ gìn văn hóa bản địa. Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các cấp. Phát triển cảnh quan nông thôn bền vững gắn với phát triển làng thông minh. Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới.  Tập trung thực hiện mô hình thôn, xã nông thôn mới thông minh, nông thôn mới gắn với phát triển du lịch nông thôn. Xây dựng cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần phát triển nông thôn thành các “Vùng quê đáng sống”, “Làng quê thuần Việt”.

 

Dung Dong

Lượt xem:  220 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 180 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 40 70 110 140
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com