hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Xây dựng môi trường văn hóa nông thôn, nâng cao tỷ lệ xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về Văn hóa (12/08/2024)
Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mƣu UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo lồng ghép các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và các phong trào phòng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an toàn giao thông...

Qua triển khai phong trào, đã xuất hiện nhiều mô hình tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi, những hủ tục lạc hậu trong ma chay cưới xin, các hoạt động mê tín dị đoan được đẩy lùi, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc. Thông qua phong trào này, ý thức cộng đồng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cũng như sự gắn bó, tình làng nghĩa xóm được khơi dậy và vun đắp.

Xác định việc xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội, là động lực để xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư và góp phần cùng với địa phương giữ vững các tiêu chí xã đạt chuẩn NTM, các địa phương luôn vận động Nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, đoàn kết cùng nhau thi đua lao động, học tập, phát triển kinh tế, không mắc tệ nạn xã hội. Ngoài ra các công tác như thực hiện hương ước, quy ước, hội khuyến học, từ thiện, nhân đạo, xây dựng các tổ tự quản, tổ hòa giải, đội văn nghệ cũng được thực hiện tốt. Qua đó tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư tăng lên rõ rệt.

Đến nay, theo báo cáo của các địa phương có 165/193 xã đạt tiêu chí số 16 về Văn hóa, tỷ lệ 85,5%. Toàn tỉnh có 383.722/423.108 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, tỷ lệ 90,7%; có 1.100/1.240 thôn - khối phố đạt chuẩn văn hoá, tỷ lệ 88,7%; 19 phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, tỷ lệ 42,2%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, vẫn còn không ít những khó khăn, hạn chế khi thực hiện tiêu chí số 16 về Văn hóa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Việc bình xét các danh hiệu còn hình thức, chạy theo thành tích; các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực gia đình ở một số nơi còn diễn ra phức tạp, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến cộng đồng, ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong 19 tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí xã NTM, tiêu chí số 16 về Văn hóa – đây là tiêu chí mềm, có thể xem là một trong những tiêu chí vừa dễ thực hiện vừa khó thực hiện. Bởi tiêu chí này không đòi hỏi phải đầu tư kinh phí, nhƣng đòi hỏi ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Việc xét, công nhận danh hiệu thôn văn hóa hằng năm, có những sự việc phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của địa phương (như: khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật; có điểm, tụ điểm ma túy, mại dâm; có hoạt động lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật; có trường hợp vi phạm pháp luật mà bản án Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên án mức nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt quan trọng...) dẫn đến không đạt thôn văn hóa hoặc đạt nhưng đạt xen kẽ nên dẫn đến nhiều xã không đạt tỷ lệ thôn đạt thôn văn hóa 03 năm liên tục theo quy định, ảnh hưởng đến kết quả phấn đấu đạt chuẩn NTM. Bởi vậy, để giữ vững và nâng cao tiêu chí số 16 về Văn hóa nói riêng, các tiêu chí xây dựng NTM nói chung đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy chính quyền các tổ chức đoàn thể và sự đồng thuận cao của ngƣời dân địa phương.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất có 95% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 16 về Văn hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, duy trì và nâng chuẩn, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa nông thôn trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một, nâng cao vai trò và nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể địa phương, các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về trách nhiệm, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới; người dân xác định xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới là công việc của chính mình, từ đó nhiều nét đẹp trong văn hóa truyền thống, trong ứng xử giao tiếp được khơi dậy, giữ gìn góp phần quan trọng trong tạo dựng môi trường sống lành mạnh cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Hai, cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, địa phương trong công tác điều hành, chỉ đạo và thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; xác định đây là nhiệm vụ lớn, khó khăn cần sự chung ta của cả hệ thống chính trị, không phải là nhiệm vụ của một cơ quan hoặc địa phương chủ trì nào; huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình.

Ba, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về văn hóa cho nhân dân đặc biệt là ở các xã còn nhiều khó khăn. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, bám sát thực hiện, có trọng tâm, trọng điểm; đề ra các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh trong từng cộng đồng dân cư và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thường xuyên đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng.

Bốn, tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo quỹ đất, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách và huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ để đầu tư, xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa - thể thao từ tỉnh đến cơ sở, hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trùng tu, tôn tạo di tích; tạo mọi điều kiện cần thiết để nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phát triển và nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở; phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc để toàn dân chung sức, chung lòng thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Năm, chú trọng triển khai thực hiện nghiêm túc, khách quan, công bằng việc bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa theo đúng quy định, trình tự và thủ tục nhằm phát huy hiệu quả hiệu quả và nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa.

Sáu, nâng cao hơn nữa hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng nhằm khích lệ động viên các gia đình, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu trong thực hiện phong trào. Hàng năm mở các lớp nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách phong trào ở cơ sở nhằm nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Bảy, trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới cần tập trung hài hòa cân đối giữa các nhóm tiêu chí, không nên tập trung quan tâm vào nhóm tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế mà thiếu chú trọng đến nhóm tiêu chí về văn hóa, môi trường xã hội và ngược lại.

Tám, thực hiện việc sơ kết, tổng kết hằng năm, từng giai đoạn, để đánh giá rút kinh nghiệm và tìm ra những mô hình tốt, những tấm gương điển hình, xuất sắc để nhận rộng và khen thưởng kịp thời, đồng thời cũng chỉ ra những khuyết điểm cần khắc phục sửa chữa trong quá trình triển khai thực hiện./

 

THÚY HẰNG

Lượt xem:  80 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 202 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100 130 170 200
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com