hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới (02/12/2024)
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp là những chủ trương lớn của tỉnh Quảng Nam đã và đang được ngành Nông nghiệp tích cực triển khai với những hiệu quả rõ nét.

Lĩnh vực trồng trọt, chuyển đổi tư duy từ lấy sản lượng sang lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 04 năm (2021-2024) dự kiến đạt 3,4%/năm (theo giá cố định năm 2010); trong đó: Năm 2021 đạt 14.753,5 tỷ đồng, năm 2022 đạt 15.145 tỷ đồng, năm 2023 đạt 15.718 tỷ đồng, năm 2024 đạt 15.718 tỷ đồng, dự kiến năm 2025 đạt 16.236 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 01 ha năm 2024 ước đạt 100 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng/ha so năm 2023 (trong đó, cây hàng năm trên 01 ha năm 2024 ước đạt 112,5 triệu đồng tăng hơn 5,5 triệu đồng so với năm 2023); giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên 01 ha ước đạt khoảng 414 triệu đồng tăng 2 triệu đồng so với năm 2023.

Toàn ngành thống nhất từ tư tưởng đến hành động, thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản.

Trong lĩnh vực trồng trọt, chuyển đổi tư duy từ lấy sản lượng sang lấy giá trị gia tăng làm mục tiêu; chuyển đổi tư duy tăng sản lượng sang tăng giá trị, tăng mạnh giá trị liên kết sản xuất, ổn định phát triển.

Trong năm 2024, các địa phương đã duy trì diện tích chuyển đổi của các năm trước và tiếp tục thực hiện Kế hoạch chuyển đổi mà UBND tỉnh đã ban hành. Tổng diện tích chuyển đổi trong năm là 1.077 ha (đạt 103% so với KH), trong đó vụ Đông Xuân 2023 - 2024 là 324 ha, vụ Hè Thu 2024 là 753 ha. Các địa phương có diện tích chuyển đổi lớn gồm: Thăng Bình (364,39 ha), Duy Xuyên (100,5 ha), Tam Kỳ (227,5 ha), Phú Ninh (189 ha)...Đa số diện tích chuyển đổi đều cho lợi nhuận tăng bình quân từ 20 - 30% so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất. Riêng đối với một số mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen cho thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa (Thăng Bình, Tam Kỳ, Duy Xuyên…).

Thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; đồng thời cũng góp phần định hướng người nông dân thực hành sản xuất chuyên nghiệp hơn, sản xuất theo tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường. Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức thẩm định, cấp 18 MSVT cho các tổ chức, cá nhân ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh như: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Phú Ninh, Tiên Phước… với tổng diện tích 82,63 ha. Đối với MSVT phục vụ xuất khẩu, hiện nay đang duy trì 09 MSVT dưa hấu phục vụ xuất khẩu trên địa bàn huyện Phú Ninh.

Liên kết sản xuất trồng trọt ngày càng bền vững nhất là lĩnh vực liên kết sản xuất lúa giống và lúa chất lượng cao, đồng thời đã mở ra đối với các loại cây trồng khác: Năm 2024, tổng diện tích sản xuất giống cây trồng trên địa bàn tỉnh là 5.227 ha, cao hơn năm 2023 là 866 ha. Có gần 30 Công ty, đơn vị liên kết sản xuất giống. Ngoài lúa, các địa phương còn LKSX các cây trồng khác như Sen và trà thảo mộc diện tích 20 ha tại Thăng Bình. Việc liên kết với các Công ty, doanh nghiệp đã hình thành vùng sản xuất giống cây trồng trên địa bàn tỉnh; giúp tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, từ đó tăng thu nhập cho người dân.

Nông nghiệp, nông thôn bước đầu đã có sự kết nối, gắn kết với du lịch

Trong lĩnh vực chăn nuôi, chăn nuôi tập trung tiếp tục phát triển ổn định đem lại hiệu quả và an toàn cho người chăn nuôi. Tổng đàn chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 18,30% tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện có 402 trang trại, tăng 23 trang trại so với cùng kỳ năm trước, gồm 11 trang trại chăn nuôi quy mô lớn (09 trang trại nuôi lợn, 02 trang trại nuôi gà), 151 trang trại chăn nuôi quy mô vừa, 240 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ. Hình thành các chuỗi giá trị liên kết, ngành hàng, bao gồm các chuỗi: Hiện nay, chăn nuôi theo hướng liên kết đang phát triển tại một số địa phương, đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi (tăng 21 hợp tác xã, tổ hợp tác chăn nuôi so với cùng kỳ năm 2023).

Lâm nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng trên 5%/năm. Diện tích rừng trồng mới và sản lượng gỗ rừng trồng khai thác liên tục tăng cao. Nhiều địa phương và chủ rừng đã quan tâm xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng; lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 24.152,19 lượt ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC.

Đáng chú ý, đang có sự dịch chuyển dần từ tư duy sản xuất thủy sản sang kinh tế thủy sản, tập trung tổ chức lại sản xuất, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao. Tỷ lệ sản lượng khai thác thủy sản xa bờ tăng nhanh chiếm 55,02% (năm 2021) lên trên 61% vào năm 2024 (mức kế hoạch đề ra đến 2025 là 60%).

Ở các lĩnh vực khác,  tiếp tục duy trì, tích cực hoạt động xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường cho nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh thâm nhập các thị trường lớn trong nước và thị trường nước ngoài; phối hợp đẩy mạnh đàm phán để đưa hàng nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường quốc tế.

Số lượng xã đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao tăng theo kế hoạch đề ra. Chương trình OCOP tiếp tục phát triển về chiều sâu, ngày càng có nhiều sản phẩm có giá trị, độc đáo, được thị trường tiếp nhận; nhiều sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, sản xuất theo đúng các quy định của nhà nước, từ đó, các sản phẩm tham gia chương trình này khi được công nhận đạt sao không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà còn thu hút người tiêu dùng cả nước, được phân phối rộng rãi ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch giúp kinh tế nông thôn từng bước phát triển đã dần được khẳng định thương hiệu, nâng cao chất lượng và được nhiều người biết đến, hướng đến xuất khẩu..

Phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn đạt tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Tính đến nay, toàn tỉnh có 77 cơ sở đã được chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP (32 cơ sở)), chứng nhận áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất (HACCP (37 cơ sở), ISO 22000 (06 cơ sở)) và chứng nhận hữu cơ (02 cơ sở).

Kinh tế vườn, kinh tế trang trại được các cấp, ngành, địa phương, quan tâm nhiều hơn. Nhiều địa phương như Tiên Phước, Phú Ninh, Nông Sơn, Quế Sơn, Hiệp Đức... đã ưu tiên dành nguồn lực, tạo điều kiện cho kinh tế vườn, kinh tế trang trại có bước phát triển khá về số lượng, quy mô, gia tăng về giá trị sản xuất.

Nông nghiệp, nông thôn bước đầu đã có sự kết nối, gắn kết với du lịch (sinh thái, cộng đồng…) có hiệu quả, hiện nay có trên 128 điểm/khu/làng du lịch nông thôn có khả năng thu hút và phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn vừa phát huy và bảo tồn giữ gìn văn hóa, lịch sử, ẩm thực truyền thống, tạo điều kiện tiếp cận và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, ngành nghề truyền thống địa phương, sản phẩm đặc sắc vùng miền, sinh thái nông nghiệp... Đây là nội dung quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

 

THÚY HẰNG

Lượt xem:  47 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 207 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100 140 170
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com