hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Phòng trừ bệnh xoăn vàng lá cà chua (05/04/2019)
Bệnh xoăn vàng lá cà chua do một số loài virus gây ra. Chẳng hạn, virus từ thuốc lá (TMV), virus từ họ bầu bí (CMV), virus từ khoai tây (PVX, PVY), virus từ cà chua (ToMV, TYLCV, TRSV)... Tùy loài virus mà con đường lan truyền khác nhau.

09-04-52_cchuxon1

Cách lan truyền bệnh: Tác nhân gây bệnh là do virus gây ra nên phải có các động vật trung gian mang và truyền bệnh, thì bệnh mới được phát tán. Các động vật trung gian như rệp (Aphid), bọ phấn trắng (Bemisia tabaci), bọ trĩ (Thrips), một số sâu miệng nhai, bọ cánh cứng và cả con người… Các côn trùng, sâu bọ mang virus từ cây bệnh rồi gieo rắc sang cây khoẻ. Con người gây ra các vết thương cơ giới trên cây lúc trồng và chăm sóc, làm virus thâm nhập cây, hoặc virus có thể lây lan qua dụng cụ làm vườn, qua cành và gốc ghép.

Bên cạnh đó, một số loài virus có khả năng tồn tại rất lâu trong các mảnh vụn đã khô của cây bị bệnh (ví dụ: loài TMV có thể tồn tại đến 50 năm, có tác giả còn cho rằng nó tồn tại đến 100 năm). Virus còn luôn tồn tại trên các cây ký chủ khác như cỏ dại, cây hoang dại… Đây chính là nguồn bệnh để lưu tồn và lây lan.

Triệu chứng bệnh: Tuỳ loài virus, tuỳ giống cà chua, tuỳ cường độ ánh sáng và nhiệt độ, tuỳ giai đoạn cây bị nhiễm virus mà thời gian phát bệnh và triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường, khi bị nhiễm virus thì cây thường bị lùn, sinh trưởng và phát triển đều kém. Lá có thể bị nhỏ, bị nhăn nheo, biến dạng và thường bị khảm (trên cùng một lá có những vùng màu vàng - xanh lẫn lộn), hoặc lá thường xanh đậm hơn bình thường. Khi một cây bị nhiễm nhiều loài virus thì triệu chứng hỗn hợp và phức tạp. Nhiều khi triệu chứng trên lá giống như bị dính thuốc cỏ hoặc bị thiếu vi lượng.

Tác hại: Khi cây bị nhiễm virus càng sớm (từ khi cây mới mọc), thì thời gian ủ bệnh càng ngắn và cây phát bệnh càng sớm. Khi cây đã lớn bị nhiễm virus, do có sức đề kháng cao hơn, nên cây phát bệnh muộn hơn, hoặc không phát bệnh. Cây phát bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn, thậm chí không cho thu hoạch. Cây bị bệnh thường lùn và lá bị xoăn, vàng, khảm nên khả năng quang hợp giảm, vì vậy làm giảm năng suất.

Trên trái có thể biểu hiện triệu chứng bệnh hay không tuỳ thuộc vào loài virus và giống cà chua, nhưng chắc chắn khi cây bị bệnh thì số lượng và kích thước trái sẽ bị giảm, trái bị sượng. Trên những giống kháng, nếu cây đã bị truyền virus, dù không thể hiện triệu chứng bệnh, nhưng cây vẫn âm thầm mang virus và vẫn có khả năng lây truyền sang cây khác khi có điều kiện.

Phòng trừ: Bệnh do virus gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý bệnh một cách hữu hiệu bằng cách quản lý con đường lây lan. Để quản lý được bệnh, chúng ta phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp mới có được kết quả mong muốn. Các biện pháp đó là:

Vệ sinh tàn dư cây trồng vụ trước, nhất là những cây trồng là ký chủ của virus như cà chua, thuốc lá, cây họ bầu bí, khoai tây và một số loại rau. Tránh trồng gần các ruộng đang trồng những cây trồng nêu trên. Vệ sinh các loài cỏ dại quanh bờ (kể cả trong vườn ươm).

Vệ sinh dụng cụ làm vườn sau khi cắt tỉa cây bị bệnh.

Sử dụng các giống kháng sâu chích hút, kháng bệnh.

Sử dụng nguồn nước sạch để tưới.

Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, không vứt cây bệnh lên bờ ruộng hoặc vứt xuống sông, suối.

Hạn chế làm xây xát cây khi trồng và chăm sóc.

Tránh bón thừa phân đạm, tăng cường các loại vi lượng bằng cách sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh.

Theo dõi thật chặt chẽ mật độ các loại sâu chích hút, đặc biệt là rệp và bọ phấn trắng, để phòng trừ từ khi cây vừa mọc cho đến 25-30 ngày sau mọc. Đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh, quyết định mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

Hiện nay loại thuốc phổ biến và có hiệu lực đối với các loại sâu chích hút là dầu khoáng SK Enspray 99EC. Đây là sản phẩm hoàn toàn không độc với người và gia súc. Dầu khoáng SK diệt sâu qua cơ chế làm sâu ngạt thở mà chết. Để tăng thêm hiệu lực và tiêu diệt được một số loại sâu miệng nhai và bọ cánh cứng khác, bà con nông dân thường phối hợp dầu khoáng SK với loại thuốc sinh học như Comda Gold 5WG để phòng trừ.

 

Theo Nông Nghiệp Việt Nam

Lượt xem:  645 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 101 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com