hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Nhà nông Thanh Đa trồng rau an toàn, thu 600 triệu đồng/ha (11/04/2019)
Tham gia mô hình trồng rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn VietGAP, hàng trăm hộ nông dân trên địa bàn xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ (TP.Hà Nội) không chỉ nâng cao thu nhập mà góp phần đưa xã nhà thành địa chỉ sản xuất, cung ứng RAT uy tín trên địa bàn thành phố.

Thu nhập tăng, sức khỏe đảm bảo

Là 1 trong những chủ vựa rau lớn ở thôn Phú An, xã Thanh Đa, ông Nguyễn Đình Thân cho biết: “Trước kia, người dân chủ yếu canh tác rau theo phương thức truyền thống, tự phát, cơ cấu cây trồng, mùa vụ không rõ ràng, thiếu định hướng nên hiệu quả kinh tế không cao. Từ khi chuyển sang làm RAT, mỗi sào rau đem lại cho nông dân 15 - 20 triệu đồng/năm, nhờ đó cuộc sống khấm khá hơn nhiều. Từ nguồn thu nhập được coi là phụ, hiện nay, rau đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ trong xã”.

nha nong thanh da trong rau an toan, thu 600 trieu dong/ha hinh anh 1

Thời gian tới, TP.Hà Nội tập trung phát triển chuỗi RAT gắn sản xuất với sơ chế, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: Thu Hà

Sở NNPTNT Hà Nội sẽ tham mưu thành phố có thêm cơ chế, chính sách về sản xuất, tiêu thụ RAT, theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phát triển hệ thống cửa hàng, điểm bán lẻ RAT; chuyển giao, tập huấn kỹ thuật cho nông dân sản xuất tốt hơn.

Cũng ở thôn Phú An, bà Nguyễn Thị Thủy trồng 2 sào RAT các loại. Bà Thủy cho biết, để phòng trừ sâu bệnh, bà sử dụng các loại bẫy bả sinh học, dẫn dụ bướm và các loại côn trùng vào bẫy. Mỗi sào ruộng, bà đặt 7 miếng bẫy (giá 10.000 đồng/miếng), nhiều bướm sâu tơ, ruồi đục quả, bọ phấn... bị thu hút và dính bẫy. Diệt bướm là biện pháp tốt nhất để không phát sinh sâu hại cây trồng và giảm sử dụng thuốc trừ sâu.

Không chỉ có hộ gia đình ông Thân, bà Thủy, hàng trăm hộ dân ở Thanh Đa đều có cuộc sống khấm khá hơn hẳn khi chuyển từ canh tác truyền thống sang trồng RAT. Chủ tịch UBND xã Thanh Đa Nguyễn Văn Mạnh cho hay: Nằm ven sông Hồng, khu đất Bãi Nổi tại thôn Phú An thường xuyên được phù sa bồi đắp màu mỡ nên rất thuận lợi cho trồng RAT. Năm 2009, xã tiến hành quy hoạch 30ha tại khu đồng Bãi Nổi để trồng rau.

Bắt tay vào thực hiện, xã được thành phố quan tâm hỗ trợ vật tư nông nghiệp, hạt giống rau, tập huấn kỹ thuật thông qua các lớp IPM (phòng trừ dịch hại tổng hợp) cho các hộ sản xuất. Đặc biệt, thành phố còn đầu tư hơn 19 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng quy hoạch sản xuất RAT, gồm: 7km bêtông nội vùng, xây dựng nhà sơ chế, trạm bơm, bể chứa, trạm điện và hệ thống đường dây, lắp đặt hệ thống tưới đến từng ruộng. Đến nay, sau hơn 9 năm triển khai, vùng RAT thôn Phú An đã tăng lên 50ha với 330 hộ tham gia sản xuất. Hiệu quả kinh tế đạt trung bình trên 600 triệu đồng/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với cấy lúa và trồng rau truyền thống.

 Theo ông Mạnh, để duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất vùng RAT, xã thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giám sát quá trình sản xuất của nông dân; hướng dẫn bà con cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng chủng loại, cách ly đúng thời gian, bỏ bao bì vào thùng chứa đúng nơi quy định… Điều đáng mừng là RAT thôn Phú An đã được Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp chứng nhận chất lượng RAT, được đăng ký mã số, mã vạch để quản lý, bước đầu tạo được uy tín, thương hiệu tại thị trường Thủ đô.

Trước nhu cầu sử dụng rau sạch tăng cao, nhiều hộ dân Phú An đã mạnh dạn xây dựng hệ thống nhà lưới để nâng cao năng suất, chất lượng rau. Xã Thanh Đa chỉ đạo HTX Nông nghiệp Phú An, các hội, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cây, con giống mới vào sản xuất. UBND xã cũng đang liên kết với các công ty, doanh nghiệp triển khai hệ thống nhà kính sản xuất RAT.

Thêm cơ chế hỗ trợ phát triển RAT

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn TP.Hà Nội đã có hơn 5.000ha diện tích rau được chứng nhận an toàn, hơn 300ha rau đạt tiêu chuẩn VietGAP và hàng trăm ha trồng rau hữu cơ.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề khó khăn đối với sản xuất, kinh doanh RAT nói riêng và các sản phẩm nông sản an toàn theo chuỗi nói chung là cần phải có nguồn vốn lớn. Trong khi đó, hệ thống hỗ trợ, phân phối sản phẩm nông sản chưa đủ mạnh, giá thành sản phẩm còn cao... gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực này.

Để RAT phát triển mạnh trong thời gian tới, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, Sở sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh theo hướng giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thảo dược để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ RAT truy xuất nguồn gốc đến hộ gia đình gắn với hệ thống bảo đảm có sự tham gia của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng; siết chặt công tác quản lý vật tư nông nghiệp ở tất cả các khâu.

Theo Dân Việt

Lượt xem:  676 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 102 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com