hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Ứng dụng công nghệ phục vụ nông nghiệp (08/12/2021)
Việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống, tập trung phát triển nền nông nghiệp ven đô là hướng đi của nhiều địa phương.

 

Mô hình vườn cây ăn quả rộng gần 1ha của bà Phạm Thị Kim Hoàng, thôn Thọ Tân, xã Tam Ngọc, Tam Kỳ. Ảnh: H.LIÊN

Mô hình vườn cây ăn quả rộng gần 1ha của bà Phạm Thị Kim Hoàng, thôn Thọ Tân, xã Tam Ngọc, Tam Kỳ. Ảnh: H.LIÊN

Chú trọng ứng dụng công nghệ

Những năm trở lại đây, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) tại thị xã Điện Bàn có những chuyển biến tích cực.

Theo ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn, gần đây, địa phương nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới, áp dụng các biện pháp công nghệ kỹ thuật cao trong sản xuất hoa, cây cảnh, rau quả an toàn thực phẩm như hệ thống nhà lưới cơ động, màng phủ bạt, hệ thống tưới nước tiết kiệm (tưới phun, tưới nhỏ giọt).

Thị xã cũng khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý đất, bảo vệ thực vật, sử dụng các vi sinh vật trong sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch để hạn chế thất thoát, đảm bảo chất lượng nông sản.

Tại Điện Bàn, nở rộ các mô hình trồng nấm, sản xuất rau và hoa, cây cảnh chuyên canh; mô hình sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh an toàn; mô hình trồng, chăm sóc mai cảnh; trồng, chăm sóc và nhân giống cây quật cảnh...

Cũng theo ông Nguyễn Đức Chơi, mỗi năm, nguồn ngân sách sự nghiệp KH&CN được tỉnh phân bổ cho Điện Bàn còn hạn chế (180 triệu đồng/năm), song từ sự nỗ lực lồng ghép các chương trình, nguồn khác nhau, ngành nông nghiệp thị xã đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất, đời sống. Đến nay, Điện Bàn có 5 đề tài ứng dụng và chuyển giao các đề tài KH&CN cấp huyện. Cụ thể như: “Nghiên cứu phát triển vùng chuyên canh rau an toàn tại xã Điện Minh”, “Xây dựng mô hình trồng và chế biến sản phẩm sữa ngô nếp theo hướng nông nghiệp an toàn”, “Xây dựng mô hình trồng, chế biến ớt an toàn”...

Đến nay TP.Tam Kỳ đã có 8 đề tài KH&CN triển khai ứng dụng trong thực tiễn. Có thể kể đến đề tài “Trồng thử nghiệm hoa lan Dendro cắt cành”; “Ứng dụng KH&CN nghiên cứu trồng một số giống hoa chậu trang trí”; “Ứng dụng KH&CN nghiên cứu trồng thử nghiệm lan Mokara”... Bên cạnh các đề tài về giống hoa, cây cảnh để phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng ven đô, Tam Kỳ còn có một số đề tài liên quan tới cây rau sạch và các sản phẩm đặc hữu như: “Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ” (năm 2018). Đề tài “Ứng dụng KH&CN bảo quản củ nén sau thu hoạch” cũng đã góp phần giúp nông dân Tam Kỳ bảo quản tốt hơn củ nén sau thu hoạch từ vài tháng đến 1 năm mà củ nén không hư, góp phần đưa đặc sản Tam Kỳ đi xa.

Các đề tài “Ứng dụng một số giống mới trong chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu”, “Ứng dụng KH&CN để xây dựng mô hình chế biến, bảo quản nhằm đa dạng hóa các sản phẩm từ cây sen vùng sông Đầm”… đang trong giai đoạn triển khai. Ông Nguyễn Ba - Trưởng phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ thông tin: “Nhìn chung, kết quả các đề tài KH&CN giúp người nông dân ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, cây giống mới trong sản xuất để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí, cải thiện môi trường sinh thái, hình thành một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Thời gian tới, thành phố đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào các lĩnh vực đời sống, phát triển ở các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sinh học, tạo ra các sản phẩm đạt năng suất, chất lượng”.

Nỗ lực cải thiện

Từ ứng dụng thực tiễn, đề tài “Ứng dụng KH&CN để xây dựng vườn cây ăn quả kiểu mẫu phục vụ xây dựng nông thôn mới” đã góp phần giúp nông dân Tam Kỳ cải tạo một số vườn cây tạp, thay vào đó là những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiệu quả từ đề tài là đã thiết kế và gầy dựng được nhiều vườn cây ăn quả kiểu mẫu theo quy hoạch liên vùng, vừa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương như tiêu, mít Thái, mận An Phước, vừa tạo cảnh quan để phục vụ du lịch sinh thái tại thôn Thọ Tân (xã Tam Ngọc). Trong 2 năm đầu triển khai mô hình, cây chưa khép tán, nhóm nghiên cứu đã hướng dẫn các hộ trồng xen cây trồng cạn ngắn ngày như rau, đậu, cà… vừa tăng độ tơi xốp trong đất vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Đến nay, người dân Thọ Tân đã học tập và nhân rộng mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả với khoảng 50 - 60 vườn cho giá trị và hiệu quả kinh tế. Theo ông Đỗ Khoa - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thọ Tân, từ năm 2015 đến nay, thôn tập trung cải tạo cảnh quan, phát triển theo hướng nông nghiệp ven đô và đã có được diện mạo xanh - sạch - đẹp, là khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu của xã và là một trong những khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu điển hình của TP.Tam Kỳ. Trong cuộc thi vườn đẹp vừa qua, cả thôn có 3 khu vườn được bình chọn đẹp nhất, đó là vườn của bà Phạm Thị Kim Hoàng trồng gần 1ha mít Thái da xanh, bưởi da xanh và ổi lê Đài Loan; hai khu vườn đạt giải nhì và ba là vườn của ông Nguyễn Văn Cường và Trần Quốc Oai. Toàn thôn Thọ Tân hiện có 40 vườn trồng cây ăn quả có giá trị, trong đó có 10 khu vườn kiểu mẫu, có 15 vườn VAC...

Thị xã Điện Bàn cũng định hướng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp gắn kết với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phát triển của từng vùng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Ông Nguyễn Đức Chơi chia sẻ, thị xã chú trọng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, triển khai các đề tài KH&CN, đặc biệt ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp sạch, an toàn gắn trực tiếp với chủ thể thụ hưởng đề tài, lồng ghép phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông, chú trọng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau quả, hoa, cây cảnh. Thị xã đang xét duyệt một số đề tài KH&CN về phát triển cây dược liệu, cây ăn quả sạch, hướng tới sản xuất bền vững như: “Xây dựng mô hình trồng cam theo hướng nông nghiệp an toàn”; “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến cây cà gai leo”...

Mô hình vườn cây ăn quả rộng gần 1ha của bà Phạm Thị Kim Hoàng, thôn Thọ Tân, xã Tam Ngọc, Tam Kỳ. Ảnh: H.LIÊN
Mô hình vườn cây ăn quả rộng gần 1ha của bà Phạm Thị Kim Hoàng, thôn Thọ Tân, xã Tam Ngọc, Tam Kỳ. Ảnh: H.LIÊN

Chú trọng ứng dụng công nghệ

Những năm trở lại đây, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) tại thị xã Điện Bàn có những chuyển biến tích cực.

Theo ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn, gần đây, địa phương nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới, áp dụng các biện pháp công nghệ kỹ thuật cao trong sản xuất hoa, cây cảnh, rau quả an toàn thực phẩm như hệ thống nhà lưới cơ động, màng phủ bạt, hệ thống tưới nước tiết kiệm (tưới phun, tưới nhỏ giọt).

Thị xã cũng khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý đất, bảo vệ thực vật, sử dụng các vi sinh vật trong sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch để hạn chế thất thoát, đảm bảo chất lượng nông sản.

Tại Điện Bàn, nở rộ các mô hình trồng nấm, sản xuất rau và hoa, cây cảnh chuyên canh; mô hình sản xuất và tiêu thụ măng tây xanh an toàn; mô hình trồng, chăm sóc mai cảnh; trồng, chăm sóc và nhân giống cây quật cảnh...

Cũng theo ông Nguyễn Đức Chơi, mỗi năm, nguồn ngân sách sự nghiệp KH&CN được tỉnh phân bổ cho Điện Bàn còn hạn chế (180 triệu đồng/năm), song từ sự nỗ lực lồng ghép các chương trình, nguồn khác nhau, ngành nông nghiệp thị xã đẩy mạnh ứng dụng KH&CN vào sản xuất, đời sống. Đến nay, Điện Bàn có 5 đề tài ứng dụng và chuyển giao các đề tài KH&CN cấp huyện. Cụ thể như: “Nghiên cứu phát triển vùng chuyên canh rau an toàn tại xã Điện Minh”, “Xây dựng mô hình trồng và chế biến sản phẩm sữa ngô nếp theo hướng nông nghiệp an toàn”, “Xây dựng mô hình trồng, chế biến ớt an toàn”...

Đến nay TP.Tam Kỳ đã có 8 đề tài KH&CN triển khai ứng dụng trong thực tiễn. Có thể kể đến đề tài “Trồng thử nghiệm hoa lan Dendro cắt cành”; “Ứng dụng KH&CN nghiên cứu trồng một số giống hoa chậu trang trí”; “Ứng dụng KH&CN nghiên cứu trồng thử nghiệm lan Mokara”... Bên cạnh các đề tài về giống hoa, cây cảnh để phát triển nông nghiệp công nghệ cao vùng ven đô, Tam Kỳ còn có một số đề tài liên quan tới cây rau sạch và các sản phẩm đặc hữu như: “Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến để sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ” (năm 2018). Đề tài “Ứng dụng KH&CN bảo quản củ nén sau thu hoạch” cũng đã góp phần giúp nông dân Tam Kỳ bảo quản tốt hơn củ nén sau thu hoạch từ vài tháng đến 1 năm mà củ nén không hư, góp phần đưa đặc sản Tam Kỳ đi xa.

Các đề tài “Ứng dụng một số giống mới trong chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu”, “Ứng dụng KH&CN để xây dựng mô hình chế biến, bảo quản nhằm đa dạng hóa các sản phẩm từ cây sen vùng sông Đầm”… đang trong giai đoạn triển khai. Ông Nguyễn Ba - Trưởng phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ thông tin: “Nhìn chung, kết quả các đề tài KH&CN giúp người nông dân ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, cây giống mới trong sản xuất để tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí, cải thiện môi trường sinh thái, hình thành một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Thời gian tới, thành phố đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào các lĩnh vực đời sống, phát triển ở các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sinh học, tạo ra các sản phẩm đạt năng suất, chất lượng”.

Nỗ lực cải thiện

Từ ứng dụng thực tiễn, đề tài “Ứng dụng KH&CN để xây dựng vườn cây ăn quả kiểu mẫu phục vụ xây dựng nông thôn mới” đã góp phần giúp nông dân Tam Kỳ cải tạo một số vườn cây tạp, thay vào đó là những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiệu quả từ đề tài là đã thiết kế và gầy dựng được nhiều vườn cây ăn quả kiểu mẫu theo quy hoạch liên vùng, vừa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương như tiêu, mít Thái, mận An Phước, vừa tạo cảnh quan để phục vụ du lịch sinh thái tại thôn Thọ Tân (xã Tam Ngọc). Trong 2 năm đầu triển khai mô hình, cây chưa khép tán, nhóm nghiên cứu đã hướng dẫn các hộ trồng xen cây trồng cạn ngắn ngày như rau, đậu, cà… vừa tăng độ tơi xốp trong đất vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Đến nay, người dân Thọ Tân đã học tập và nhân rộng mô hình cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả với khoảng 50 - 60 vườn cho giá trị và hiệu quả kinh tế. Theo ông Đỗ Khoa - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thọ Tân, từ năm 2015 đến nay, thôn tập trung cải tạo cảnh quan, phát triển theo hướng nông nghiệp ven đô và đã có được diện mạo xanh - sạch - đẹp, là khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu của xã và là một trong những khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu điển hình của TP.Tam Kỳ. Trong cuộc thi vườn đẹp vừa qua, cả thôn có 3 khu vườn được bình chọn đẹp nhất, đó là vườn của bà Phạm Thị Kim Hoàng trồng gần 1ha mít Thái da xanh, bưởi da xanh và ổi lê Đài Loan; hai khu vườn đạt giải nhì và ba là vườn của ông Nguyễn Văn Cường và Trần Quốc Oai. Toàn thôn Thọ Tân hiện có 40 vườn trồng cây ăn quả có giá trị, trong đó có 10 khu vườn kiểu mẫu, có 15 vườn VAC...

Thị xã Điện Bàn cũng định hướng tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp gắn kết với việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp với quy hoạch phát triển của từng vùng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Ông Nguyễn Đức Chơi chia sẻ, thị xã chú trọng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, triển khai các đề tài KH&CN, đặc biệt ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp sạch, an toàn gắn trực tiếp với chủ thể thụ hưởng đề tài, lồng ghép phát triển chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Xây dựng, nhân rộng các mô hình khuyến nông, chú trọng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau quả, hoa, cây cảnh. Thị xã đang xét duyệt một số đề tài KH&CN về phát triển cây dược liệu, cây ăn quả sạch, hướng tới sản xuất bền vững như: “Xây dựng mô hình trồng cam theo hướng nông nghiệp an toàn”; “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng mô hình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến cây cà gai leo”...

Theo Báo Quảng Nam

Lượt xem:  566 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 60 90
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com