hình 1 hình 1 hình 1 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4 hình 4
Giải pháp phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (13/08/2024)
Mặc dù trong thời gian qua, phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Quảng Nam đạt được một số kết quả tích cực, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, cần thiết những giải pháp có tính đột phá để khai thác hiệu quả đối với lĩnh vực du lịch nông thôn; góp phần xây dựng NTM.

Trong đó, khó khăn lớn nhất phải kể đến cơ sở hạ tầng phát triển du lịch nông thôn. Giao thông chưa kết nối đồng bộ; các dịch vụ du lịch (lưu trú, nhà hàng...) quy mô nhỏ và chưa đảm bảo đủ các điều kiện để phục vụ nhu cầu của du khách. Nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch cộng đồng phần lớn được lồng ghép từ các nguồn tài chính khác nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch; hoạt động phát triển du lịch cộng đồng mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ một số điểm du lịch cụ thể, chƣa có cơ chế thúc đẩy phát triển tổng thể thành các mô hình du lịch cộng đồng bài bản để đưa vào khai thác các tuyến du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với trải nghiệm NTM; chính sách về đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch còn khó khăn, vướng mắc...

Lao động du lịch nông thôn hạn chế về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ; thiếu liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; liên kết ngành giữa du lịch, nông nghiệp và khu vực nông thôn để tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm còn hạn chế, chưa đem lại hiệu quả cao.

Công tác bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống chưa được đầu tư đúng mức, việc phát huy tài nguyên chưa tương xứng với tiềm năng…

Theo đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, thiết nghĩ cần có những giải pháp căn cơ, sát với thực tế từng vùng miền, địa phương để du lịch nông thôn trở thành nội dung đột phá trong xây dựng NTM Quảng Nam thời gian đến.

Trong đó, thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư tại các điểm du lịch nông thôn, đảm bảo không phá vỡ cảnh quan, môi trường. Tăng cường sự phối, kết hợp giữa cấp, các ngành trong công tác chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn gắn với gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, các làng quê, làng nghề ở vùng nông thôn. Hỗ trợ đầu tư có hiệu quả các mô hình phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới có tài nguyên du lịch đặc trưng và có khả năng lan tỏa khách du lịch đến những điểm du lịch khác. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn để tránh sự trùng lắp, đơn điệu về sản phẩm, khai thác dựa quá nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, làm ảnh hưởng đến môi trường. Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn.

Đồng thời, tiếp tục triển khai cụ thể các chính sách hỗ trợ có liên quan để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, chú ý chính sách hỗ trợ, lồng ghép đầu tư, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng phát triển du lịch, đào tạo nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp kết hợp với làm du lịch; triển khai thực hiện tốt các kế hoạch về xúc tiến du lịch, đào tạo bồi dưỡng lao động du lịch. Lồng ghép, thực hiện tốt chính sách về tín dụng; chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trƣờng; xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam, trong đó ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn vay khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư, khai thác du lịch tại khu vực nông thôn của tỉnh.

Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, quảng bá về lợi ích, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch nông nghiệp, du lịch làng quê. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp làm du lịch đi đôi với giáo dục về du lịch tại cộng đồng dân cư. Xây dựng đội ngũ những người dân làm du lịch có phẩm chất tốt, hiểu biết về đất nước, có lòng tự hào dân tộc, biết bảo vệ lợi ích quốc gia, hiểu biết về văn hoá và ứng xử, có nghiệp vụ và có trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Trong đó, cần tăng cường nâng cao năng lực của Ban Quản lý điểm du lịch, Hợp tác xã, Tổ hợp tác du lịch về quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm. Nâng cao năng lực và trách nhiệm cho cán bộ quản lý du lịch tại địa phương.

Đẩy mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong phát triển sản phẩm du lịch (cộng đồng, doanh nghiệp lữ hành, địa phương, cơ quan quản lý nhà nước…). Tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò của các công ty lữ hành trong việc kết nối đưa du khách đến tham quan, lƣu trú, mua sản phẩm; cần chú ý chia sẻ hài hòa lợi ích các bên tham gia, nhất là chia sẻ lợi ích đối với cộng đồng trực tiếp phục vụ du lịch; phát huy vai trò phối hợp liên ngành nông nghiệp - du lịch.

 

THÚY HẰNG

Lượt xem:  69 Google Bookmarks Google Bookmarks Bản in Quay lại

Tin đã đưa
Trang 1 / 202 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 30 70 100 130 170 200
 Go To 
 
Xem theo ngày :

Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam
Địa chỉ: 119 Hùng Vương - TP. Tam Kỳ - Quảng Nam
Điện thoại: 0235.2221348 - 0235.2221377 - Fax : 0235.3858885
Email:vpdpnongthonmoiqnam@gmail.com