Nuôi giun quế Nhật đem lại thu nhập kinh tế, công việc ổn định cho anh Ngô Minh Hồng. Ảnh Vũ Bảo
Cũng theo anh Hồng, sau khi tìm hiểu kỹ về đặc tính phát triển, nguồn đầu ra của giun quế Nhật. Năm 2014, sau khi hết thời gian lao động tại Nhật Bản, anh đã mua một ít giống giun đem về khu vườn vài chục m2 của gia đình để nuôi và nhân giống.
“Tài liệu về việc nuôi giun ở Nhật Bản rất nhiều, rất may tôi lại biết tiếng Nhật và có thể đọc dịch được. Nhờ đó, kỹ thuật nuôi giun của Nhật tôi nắm khá chắc nên có thể áp dụng ngay vào thực tế”, anh Hồng tự hào khoe. Theo đó, từ vài chục m2 ban đầu, sau hơn 1 năm, Ngô Minh Hồng đã mở rộng mô hình lên 1.000m2.
“Thực tế nuôi giun quế khá đơn giản, giống giun của Nhật rất nhanh phát triển, chịu được rét, sương muối, phù hợp với khí hậu Việt Nam. Thức ăn cho giun chủ yếu là phân trâu, bò, lợn và các phụ phẩm nông nghiệp, đây là những thứ dễ dàng kiếm, mua được ở các vùng nông thôn với gia rất thấp”, anh Hồng chia sẻ thêm.
Theo anh Ngô Minh Hồng, giun quế Nhật dễ nuôi ở môi trường Việt Nam. Ảnh Vũ Bảo
Giun quế là loài ưa bóng tối nên chuồng trại nuôi giun phải được che đậy cẩn thận, tùy theo thời tiết, theo mùa để tưới nước cho phù hợp. Thời gian nuôi khoảng 2 tháng là cho thu hoạch. Hiện tại trang trại của anh Hồng giá bán giun thịt là 90.000đ/1kg, giun giống là 40.000đ/1kg, phân giun là 3.000đ/1kg. Ngoài ra các chất bã thải của giun còn cung cấp dinh dưỡng cho các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh…Từ những nguồn thu này, với 1.000m2, trừ chi phí, mỗi tháng anh Hồng thu lãi từ 80 – 100 triệu đồng.
“Không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho gi đình và bản thân, tôi còn chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều người cùng làm giàu. Đặc biệt, qua nghiên cứu, tôi còn thấy nuôi giun góp phần làm sạch môi trường tại địa phương”, anh Hồng thông tin thêm.
Ngoài phát triển kinh tế gia đình, anh Hồng còn chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người cùng biết. Ảnh Vũ Bảo
Cụ thể, ngoài việc nuôi giun phát triển kinh tế, anh Hồng còn chia sẻ kinh nghiệm với nông dân trong xã cùng nhau phát triển kinh tế bằng cách thành lập Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Dương tại địa chỉ khu 5 xã Trung Giáp, Phù Ninh, Phú Thọ.
Sau một thời gian, Hợp tác xã có 18 thành viên của 9 hộ nuôi, với diện tích nuôi gần 3.000m2. Bên cạnh đó Hợp tác xã của anh còn có một trang trại trồng cây dược liệu để tận dụng phân giun, trang trại trồng cây dược liệu của anh thường xuyên có gần 20 lao động làm việc thường xuyên với mức phát hàng tháng từ 6 – 7 triệu đồng.
Anh Ngô Hồng Minh chất thải của giun còn dùng để trồng cây dược liệu, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh Vũ Bảo
Là một thanh niên trẻ, năng nổ nhiệt tình, không ngại học hỏi nghiên cứu về chăm sóc nuôi giun, anh Hồng là một thanh niên điển hình lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương. Mô hình nuôi giun quế Nhật của anh là địa chỉ tin cậy cho ai quan tâm học hỏi, tham quan.
“Không chỉ phát triển mô hình nuôi giun ở địa phương, bây giờ, bất kỳ bà con nông dân ở đâu, muốn học hỏi mô hình này, tìm đến, tôi sẵn sàng chia sẻ hết kinh nghiệm mà mình có được”, anh Hồng khẳng định.